Nguyên nhân khóe móng tay bị hở và các bước xử lý đúng cách

Khóe móng tay bị hở khiến người bệnh đau nhức và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi móng bị tổn thương nằm bên tay thuận. Vậy tại sao khóe móng tay lại bị hở? Cách khắc phục như nào mới an toàn, đúng chuẩn? Hãy cùng Laykhoemongchan.com tìm hiểu ngay nhé!

Tại sao khóe móng tay bị hở?

Khóe móng tay bị hở do trầy xước, xây xát sẽ tạo điều kiện thuận lợi để một số loại vi khuẩn, vi nấm tấn công, ví dụ như: Staphylococcus, Streptococcus, Candida và có thể dẫn đến tình trạng viêm quanh móng.

Khóe móng tay bị hở dễ bị vi khuẩn tấn công
Khóe móng tay bị hở dễ bị vi khuẩn tấn công

Nguyên nhân khiến khóe ngón tay bị hở thường đến từ các tác động bên ngoài trong cuộc sống sinh hoạt như:

  • Bị dụng cụ làm bếp khứa nhẹ vào phần khóe móng.
  • Người làm công việc nội trợ thường xuyên rửa bát, giặt giũ,… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao khiến khóe móng tay bị hở. Vì vậy, khi làm việc nhà, mọi người nên sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cơ bản để bảo vệ làn da nói chung và móng tay nói riêng.
Người thường xuyên giặt giũ là đối tượng có nguy cơ cao khiến khóe móng tay bị hở
Người thường xuyên giặt giũ là đối tượng có nguy cơ cao khiến khóe móng tay bị hở
  • Các chị em phụ nữ có thói quen đến các tiệm nail lớn nhỏ để làm đẹp cho móng chân rất cần lưu ý. Vì những người thợ nail đa số không có kiến thức về cấu tạo của móng, hay kỹ thuật lấy khóe chưa vững nên đôi khi làm sai, dễ dẫn đến các chấn thương. Từ đó gây ra khóe móng tay bị hở và nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân tiểu đường, người bị chàm, có tiền sử bị nấm móng tay cũng có thể bị viêm vùng da quanh móng.

Viêm quanh móng là gì, có nguy hiểm không?

Viêm quanh móng là một bệnh lý da liễu phổ biến gồm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có một vài đặc điểm đặc trưng để nhận biết. Bạn hãy đọc kỹ nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn về bệnh và xem tình trạng khóe móng tay bị hở của bản thân đang ở giai đoạn nào của bệnh nhé!

Giai đoạn 1

Thời gian khoảng 1 – 3 ngày đầu tiên, bạn sẽ thấy khóe ngón tay sưng đỏ, phồng rộp lên, cùng với đó là các cơn  ngứa khó chịu. Sau đó, khóe ngón tay sẽ dần cứng lại và khó cử động hơn.

Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường chưa có dấu hiệu sốt mà chỉ đau khi bị chạm vào chỗ bị thương. Do đó, hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn 1 không quan tâm nhiều đến vết thương.

Giai đoạn 2

Vết thương ở giai đoạn 2 lan rộng ra xung quanh
Vết thương ở giai đoạn 2 lan rộng ra xung quanh

Lúc này viêm quanh khóe móng đã kéo dài được 4 đến 7 ngày. Bạn sẽ thấy vết thương lan rộng ra xung quanh, thậm chí là cả ngón tay. Các cơn đau cũng nhức nhối dữ dội hơn, đau giật theo nhịp đập.

Khác với giai đoạn 1, những cơn đau ở thời điểm này sẽ xảy ra vào ban đêm và dù không có gì tác động vào ngón tay thì người bệnh vẫn thấy đau. Vì bị cơn đau hành hạ nên lúc này bạn có thể sẽ bị sốt nhẹ.

Giai đoạn 3

Khi thấy vết thương mưng mủ thì đây là lúc tình trạng viêm đã phát triển sâu và rộng hơn. Ở giai đoạn này, bạn dễ dàng quan sát và nhìn thấy các vi khuẩn ở vị trí khớp xương. Chúng tác động gây ra viêm khớp, viêm gân,… Trường hợp nặng hơn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây ra nhiễm trùng huyết.

Cách chăm sóc khóe móng tay bị hở

Muốn khóe móng tay bị hở chóng lành, người bệnh cần trang bị một vài kiến thức cơ bản về bệnh cũng như các mẹo và những lưu ý khi chăm sóc móng như sau:

Sát trùng khử khuẩn

Bước đầu tiên là phải sát trùng vết thương
Bước đầu tiên là phải sát trùng vết thương

Nguyên tắc quan trọng và cơ bản nhất để xử lý khóe móng tay bị hở là phải làm sạch vết thương, tiếp đó là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên các vi khuẩn này thường “sống dai” và có khả năng kháng sinh cao nên bạn cần hỏi qua ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp.

Đặc biệt, trong trường hợp có mủ, bạn không được tự ý xử lý mà cần đến bệnh viện để các bác sĩ tiến hành lấy hết mủ bằng các dụng cụ y tế. Thậm chí nếu vết thương kéo dài dai dẳng không khỏi, người bệnh cần chụp X-quang để chuẩn đoán xem có phát sinh biến chứng hay chưa.

Bảo vệ khóe móng bị hở bằng màng sinh học

Sau khi đã sát khuẩn khóe móng tay bị hở, bạn cần chú ý bảo vệ để vết thương không nhiễm nước, bị dính bụi bẩn từ bên ngoài. Người bệnh có thể sử dụng màng sinh học để bảo vệ và tái tạo da của các thương hiệu uy tín.

Màng sinh học không như các loại băng gạc vật lý thông thường. Màng sinh học thực chất có dạng lỏng, đó là một nhóm các vi sinh vật với các tế bào dính vào nhau không thể nhìn thấy bằng mắt thường được.

Màng sinh học là một nhóm các vi sinh vật với các tế bào dính vào nhau
Màng sinh học là một nhóm các vi sinh vật với các tế bào dính vào nhau

Cách dùng:

  • Xịt vài nhát vào khóe móng tay bị hở. Vài giây sau dung dịch sẽ khô lại và hình thành một lớp màng siêu mỏng bao phủ lên vết thương. Lớp màng sinh học này chống thấm nước tốt nên giúp bảo vệ da khỏi bị nhiễm nước và sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Sau 4-5 giờ, bạn cần xịt lại vì lớp màng này có khả năng tự phân hủy.

Tóm lại, khi thấy khóe móng tay bị hở, bạn không được chủ quan mà cần chăm dưỡng vết thương đúng cách để không bị nhiễm trùng. Bạn cũng nên tham khảo các sản phẩm màng sinh học để bảo vệ vết thương, vì cách này vừa tiện lợi, an toàn và khắc phục được nhược điểm của các loại băng gạc thông thường. Đến đây nếu bạn còn có thắc mắc về lấy khóe, viêm móng,… hãy gọi ngay để nhận tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm: