Móng chân bị hư và cách chăm sóc móng chân bị hư tổn mau chóng hồi phục là mối bận tâm của rất nhiều người. Thông thường, móng chân bị hư sẽ đến từ các nguyên nhân cơ học, vật lý trong quá trình sinh hoạt là chủ yếu. Hãy cùng đi vào chi tiết nguyên nhân dẫn đến móng chân bị hư và cách khắc phục tình trạng này nhé!
Nguyên nhân móng chân bị hư
Móng chân bị hư đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm do tác động bên ngoài lẫn bên trong. Laykhoemongchan xin tổng hợp lại chi tiết các nguyên nhân khiến móng chân bị hư như sau:
Cắt móng không đúng kỹ thuật
Cắt tỉa móng sai cách là lý do phổ biến nhất dẫn đến việc móng chân bị hư hại. Việc cắt móng chân định kỳ là điều cần thiết để sinh hoạt thuận tiện hơn. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức về làm móng lấy khóe, mọi người rất dễ cắt bị lệch và móng bị tổn thương.
Trong tình huống xấu hơn, móng có thể bị viêm, nhiễm trùng phía bên trong. Khi đó việc xử lý sẽ khó khăn hơn rất nhiều, khả năng cao bạn sẽ phải đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám.
Dùng sản phẩm chăm sóc móng không hợp
Các sản phẩm chăm sóc móng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hoặc có thành phần không hợp với cơ thể của bạn là nguyên nhân làm móng chân bị hư nghiêm trọng. Do đó, khi dùng bất cứ sản phẩm chăm sóc móng chân bị hư nào, bạn hãy quan sát xem tình trạng móng có đang ổn không. Nếu xuất hiện hiện tượng móng ngày càng giòn, khô hơn thì bạn nên ngưng dùng sản phẩm ngay.
Móng chân tiếp xúc nhiều với hóa chất/nước
Nếu bạn để móng tiếp xúc quá thường xuyên với hóa chất như: xà phòng tắm, dung dịch tẩy rửa,… thậm chí là với nước đều làm cho móng bị yếu đi. Vì vậy đừng để chân bị ngâm trong nước hay tiếp xúc với hóa chất quá lâu, nếu buộc phải như vậy thì bạn cần mang ủng và găng tay cao su để bảo vệ móng.
Mang giày dép chật hàng ngày
Khi mang giày dép chật chội mỗi ngày, vô tình bạn đã tạo áp lực rất lớn lên đầu móng, dẫn đến móng chân bị hư, tùy tình trạng mà có thể bị bong tróc ra khỏi da. Chính vì thế, bạn nên thử giày trực tiếp trước khi mua để chọn đúng kích thước.
Do tình trạng cơ thể
Nguyên nhân móng chân bị hư còn đến từ chính cơ thể của bạn, đó chính là vì: thiếu chất dinh dưỡng, tổn thương móng do vật lý/ cơ học, mắc các bệnh lý, …
Cách chăm sóc móng chân bị hư tại nhà
Xử lý khi móng chân bị bầm
Thông thường, móng chân bị bầm sẽ có tình trạng phồng rộp. Tiếp đó, vết bầm sẽ dần lan ra xung quanh rồi làm vùng da này chết đi, móng cũng theo đó bong ra khỏi lớp da chết này. Để xử lý tình trạng móng bị bầm, bạn hãy làm như sau:
Bước 1:
Vệ sinh sạch sẽ cả bàn chân bằng nước muối hoặc xà phòng để sát khuẩn. Những vi khuẩn, bụi bẩn, bùn đất bám phía trên và bên trong móng sẽ theo đó bị cuốn trôi ra ngoài.
Bước 2:
- Lấy một cây kim đã được khử trùng bằng cồn và đầu kim đã được đốt nóng.
- Đưa đầu kim đến nơi bị bầm, giữ nguyên như vậy để móng nóng chảy, nhờ đó cây kim sẽ xuyên qua móng. Nếu bạn không có sẵn kim thì hãy thay bằng một vật có đầu nhọn tương tự.
Lưu ý: Chỉ đốt nóng phần đầu kim, không đốt nóng cả cây kim.
Bước 3:
- Tạo xong lỗ trên móng, bạn dùng kim đâm lại vào cái lỗ để xuống được chỗ da đang bị bầm. Lúc này, dịch mủ từ chỗ bị bầm sẽ chảy ra ngoài.
- Chú ý là bạn hãy đâm ở quanh mép chỗ bị phồng rộp, bầm tím. Đồng thời không chạm tay vào vết thương để tránh nhiễm trùng.
Bước 4:
- Sau khi lấy hết dịch ra, bạn ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút để làm dịu cơn đau. Mỗi ngày ngâm 2 – 3 lần để vết bầm tím nhanh biến mất.
- Nên dùng thêm nước muối sinh lý rửa móng để ngăn bị nhiễm trùng.
Cách xử lý móng chân bị hư
Trường hợp nặng hơn, nếu móng chân bị hư thì sau khi vệ sinh móng như bước 1 ở mục trên, bạn hãy thực hiện tiếp như sau:
Bước 1
Cắt tỉa phần trên của đầu móng bằng kềm bấm móng. Và quan trọng là bạn phải dùng kềm đã được khử trùng để đảm bảo an toàn nhé.
Bước 2
Loại bỏ phần móng đã chết hoàn toàn ra khỏi da. Nếu phát hiện móng chỉ chết một phần thì chỉ cần dùng kềm cắt bỏ chỗ móng đó là được, không cần cắt bỏ toàn bộ móng.
Bước 3
Lấy bông gạc y tế quấn chỗ đầu móng vừa mới được loại bỏ để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Lưu ý dưỡng móng sau khi đã loại bỏ móng hư
Quấn băng ngón chân
Phần thịt sẽ lộ ra bên ngoài sau khi móng chân bị hư đã được tách bỏ. Do đó, hãy quấn băng gạc để giữ chân luôn sạch sẽ.
Cho chân thời gian “thở”
Khi ở nhà xem tivi, đọc sách, nằm nghỉ bạn nên tháo băng gạc ra để da ở vùng này được “thở” và tiếp xúc với không khí. Tốt nhất là bạn hãy thay băng gạc sau mỗi lần làm sạch vết thương, tắm rửa.
Thoa thuốc
Thoa thuốc mỡ kháng sinh ít nhất 1 lần/ngày vào vết thương để tránh nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành da non. Bạn có thể xin lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa để chọn dùng đúng sản phẩm nhé.
Hạn chế vận động
Chân lúc này vẫn còn đau nên bạn hãy hạn chế vận động. Khi chân bớt sưng, bớt đau hẳn thì hãy trở lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Hướng dẫn chăm sóc móng nhanh dài
Thoa thuốc mỡ chứa vitamin E
Nhiều bằng chứng cho thấy vitamin E thật sự có tác dụng thúc đẩy móng hồi phục và mọc ra nhanh hơn. Do đó, bạn nên bôi một lớp thuốc mỡ có chứa vitamin E, hay dầu vitamin E vào móng thường xuyên để các dưỡng chất thấm vào móng, giúp nuôi dưỡng móng.
Bổ sung biotin
Biotin là dưỡng chất rất quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ móng chắc khỏe, tránh việc móng giòn, dễ gãy và kích thích mọc móng nhanh.
Nạp thêm thực phẩm giàu Canxi và Protein
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và protein là phương pháp tốt và lành mạnh để móng phát triển chắc khỏe tự nhiên. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm như: sữa, hạnh nhân, cá mòi, đậu, ức gà,…
Massage tăng cường tuần hoàn máu
Thường xuyên massage bàn chân để hệ tuần hoàn ở đây lưu thông tốt hơn, hỗ trợ đáng kể cho sự phát triển của móng, giúp móng mới mọc ra nhanh và chắc khỏe hơn.
Cách phòng ngừa móng bị hư tổn
Cắt và dũa móng ngắn lại
Để đảm bảo an toàn và tránh nhiễm trùng móng, đầu tiên bạn cần chà rửa đầu móng chân và lau khô bàn chân trước khi tiến hành cắt tỉa móng, đặc biệt là bạn nên khử trùng dụng cắt, lấy khóe, dũa móng bằng cồn trước khi dùng.
Trước tiên, bạn cần loại bỏ chỗ móng nằm trên biểu bì da chết, điều này nhằm hạn chế tối đa bụi bẩn và vi khuẩn bám vào bên dưới móng. Bạn hãy cắt cẩn thận theo đường viền của móng và tránh phạm vào da thịt làm rách móng.
Không được quên dưỡng ẩm móng
Dưỡng ẩm cho móng là bước rất quan trọng trong quá trình chăm sóc móng chân bị hư nói riêng và chăm sóc móng tay, chân nói chung. Bạn có thể dùng bất kỳ sản phẩm có tác dụng dưỡng ẩm nào để dưỡng móng, ví dụ như: kem dưỡng thể, kem dưỡng tay, dầu dưỡng móng,…
Vào ban đêm là lúc tốt nhất để dưỡng móng, sau khi thoa sản phẩm dưỡng ẩm thì bạn nên mang thêm vớ cotton để dưỡng chất không bị dây ra ngoài mà thấm hết vào da. Cách này là một mẹo tăng hiệu quả dưỡng móng rất tốt.
Không sơn móng chân
Đã sơn móng chân thì sẽ đi kèm với việc tẩy nước sơn. Khi móng tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy móng, móng sẽ trở nên khô, giòn và dần bong tróc ra. Nếu bạn đã tẩy bỏ nước sơn móng rồi thì hãy để móng “nghỉ ngơi” 2 – 3 tuần, sau đó quan sát xem tình trạng móng có tốt hơn không nhé.
Ngoài ra, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để móng mới mọc ra cứng cáp hơn.
Tình trạng móng như nào thì cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn thấy tình trạng móng của mình có bất kỳ dấu hiệu nào như bên dưới thì hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời:
- Vết thương rách quá sâu.
- Móng dần bị đổi màu.
- Móng bị tách ra khỏi giường móng.
- Ngón chân cong, vẹo bất thường.
- Máu tụ dưới 1/4 móng còn lại.
- Cơn đau và chỗ sưng trở nặng.
Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc móng chân bị hư tại nhà bằng rất nhiều phương pháp đơn giản. Sau khi móng chân bị hư tổn đã được loại bỏ, bạn cần chăm sóc và dưỡng móng hàng ngày để móng mới mọc ra cứng cáp hơn. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng móng có những dấu hiệu hư tổn nặng hơn thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để điều trị kịp thời.