Móng chọc thịt gây đau nhức và cách chữa trị bệnh không tái phát

Móng chọc thịt khiến người bệnh đau nhức, khó chịu và gặp khó khăn khi đi lại. Khi tình trạng này xảy ra, hầu hết mọi người đều đến tiệm nails để lấy khóe với mong muốn chữa trị dứt điểm. Nhưng đây thật ra chỉ là cách xử lý tạm thời, thậm chí dễ bị nhiễm trùng nếu dụng cụ làm nails vệ sinh không kỹ. Vậy làm thế nào để chữa dứt điểm móng chọc thịt?

Cấu tạo và chức năng của móng

Móng là một tấm sừng mỏng ở phía cuối ngón chân hoặc ngón tay. Tương tự như lông và tóc, móng chủ yếu được tạo thành từ keratin. Sự sáng bóng của móng xuất phát từ chất béo và nước có trong bộ phận này. Móng cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác như crom và kẽm.

Cấu tạo

Móng có cấu tạo cơ bản 3 phần như sau:

Móng có cấu tạo cơ bản 3 phần
Móng có cấu tạo cơ bản 3 phần
  • Đĩa móng: là phần nằm ở bề mặt có thể nhìn thấy của móng. Phần này có màu hồng do nó ở phía trên giường móng và chứa nhiều mạch máu để cung cấp dưỡng chất.
  • Giường móng: là phần mô mềm nằm ngay dưới đĩa móng, có nhiều mạch máu nhỏ khiến móng có màu hồng.
  • Mầm móng: nằm gần phần da ngón tay, được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu, là bộ phận phát triển thành thân móng sau này khi móng mọc dài ra.

Chức năng

Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng có chức năng cần thiết, và móng cũng không ngoại lệ. Móng có chức năng:

  • Bảo vệ phần đầu mút của ngón và mô mềm xung quanh khỏi các chấn thương và vi khuẩn.
  • Tăng khả năng cảm nhận ở các đầu ngón, nhất là áp lực. Nếu bị mất móng tay, chúng ta sẽ mất đi 10 – 15% sức ấn của búp ngón, chức năng xúc giác của búp ngón cũng giảm đi rõ rệt.
  • Hỗ trợ vận động và tự vệ: Móng tay từ ngày xưa được xem là một vũ khí tự nhiên để tự vệ. Nhưng cùng với sự phát triển của thời đại, con người có nhiều loại vũ khí lợi hại hơn nên chức năng này có vẻ không còn cần thiết nữa.

Móng chọc thịt là gì?

Tác hại của việc lấy khóe móng chân tại các tiệm nails
Móng chọc thịt không mọc thẳng mà quặp lại như móng vuốt

Móng chọc thịt, hay còn được biết đến với tên gọi móng quặp, thường xuất hiện ở móng chân cái và hiếm khi xảy ra ở các ngón chân hoặc ngón tay khác. Nguyên nhân của hiện tượng này là do phần móng không mọc thẳng mà quặp vào như móng vuốt, đâm sâu vào phần thịt ở hai bên khóe ngón chân, gây ra cảm giác đau nhức.

Tình trạng này nếu không sớm chữa trị có thể dẫn đến nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, ước tính có đến 20% người mắc phải.

Xem ngay Móng chọc thịt là gì? Tại sao đi lấy khóe làm bệnh thêm trầm trọng 

Nguyên nhân gây ra móng chọc thịt

Móng chọc thịt có thể đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng cắt tỉa móng không đúng cách và sử dụng giày chật được xem là hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Dưới đây là những thói quen sinh hoạt có thể khiến móng chọc vào thịt:

  • Đeo giày dép quá chật: Trẻ vị thành niên có kích thước chân thay đổi thường xuyên vì đang trong tuổi dậy thì. Do đó, người trẻ có khả năng bị móng chọc thịt cao vì mang giày dép chật do không đúng kích cỡ.
  • Việc tham gia các hoạt động phải chạy nhảy nhiều như: bóng rổ, chạy bộ, hay khiêu vũ,… cũng có thể tăng nguy cơ móng chọc thịt. Để giảm thiểu rủi ro, hãy chú ý lựa chọn giày phù hợp, có thể đeo thêm tất và miếng lót giày.
  • Cắt móng chân quá ngắn ở góc khóe có thể làm mất đi hướng mọc tự nhiên của móng, khiến chúng mọc đâm thẳng vào da thịt.
  • Vệ sinh chân không sạch sẽ: sau khi chơi thể thao và lao động cần vệ sinh móng kỹ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh móng chọc thịt.
Người bị móng chọc thịt nên dùng thêm miếng lót giày khi vận động
Người bị móng chọc thịt nên dùng thêm miếng lót giày khi vận động

Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân bệnh lý như sau:

  • Bất thường bẩm sinh trong cấu trúc bàn chân, chẳng hạn như ngón cái vẹo ngoài, bàn chân bẹt…
  • Bất thường về hình dạng do yếu tố di truyền như trường hợp móng chân hình càng cua.
  • Bệnh lý về móng: trong đó nấm móng là một trong những nguyên nhân phổ biến.
  • Móng chọc thịt thường xuất hiện ở người mắc một số bệnh lý như: béo phì, đái tháo đường, suy thận, suy tim, viêm khớp bàn ngón chân mãn tính, suy tĩnh mạch chân,…

Điều trị móng chọc thịt an toàn, hiệu quả

Điều trị giai đoạn nhẹ

Đối với việc điều trị móng chọc thịt, trong trường hợp nhẹ có thể áp dụng cách ngâm chân trong nước ấm tại nhà,  cắt móng đều đặn và sử dụng các dung dịch sát khuẩn như Betadine để làm sạch móng trước và sau khi cắt. Đồng thời, bạn cần vệ sinh cho các dụng cụ cắt móng.

Sử dụng dung dịch sát khuẩn Betadine để làm sạch móng trước và sau khi cắt
Sử dụng dung dịch sát khuẩn Betadine để làm sạch móng trước và sau khi cắt

Nếu tình trạng trở nên sưng đau, có thể thoa kem kháng sinh kết hợp với thuốc tê tại chỗ để giảm cảm giác đau.

Điều trị giai đoạn nặng

Trong trường hợp móng chọc thịt ở giai đoạn nặng, cắt bỏ mầm móng là một phương pháp hiệu quả.

Gây tê tại chỗ sẽ được thực hiện để làm tê ngón chân, cạnh móng chân cần cắt bỏ và giường móng (mầm móng). Phenol sẽ được thoa lên mầm móng chọc thịt nhằm ngăn chặn việc móng mọc lại và chọc vào phần thịt này trong tương lai (phương pháp “điều trị móng chọc thịt bằng phenol).

Nếu móng chân của bệnh nhân có triệu chứng nhiễm khuẩn và có mủ, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh. Và lưu ý những trường hợp rối loạn mạch máu nghiêm trọng sẽ không được khuyến khích sử dụng phương pháp điều trị này.

Tìm hiểu ngay Giải pháp điều trị móng chọc thịt dứt điểm 

Chuẩn bị trước tiểu phẫu như thế nào?

Mang giày xăng-đan hở ngón khi đi tiểu phẫu
Mang giày xăng-đan hở ngón khi đi tiểu phẫu

Chọn giày xăng-đan hở ngón hoặc các loại giày tương tự khi đi thực hiện tiểu phẫu là một lựa chọn khôn ngoan. Điều này sẽ tạo ra một không gian tiện cho việc băng bó, giảm áp lực đè lên ngón chân.

Đồng thời, trước tiểu phẫu cần kèm theo việc thực hiện chụp X-quang để đánh giá mức độ lan rộng của u tân sinh vào xương. Đối với những trường hợp có tổn thương tăng sắc tố, tân sinh, và những tổn thương có nguy cơ gây loạn dưỡng móng vĩnh viễn, việc thực hiện chụp hình trước khi thực hiện mổ là cực kỳ quan trọng.

Cách thực hiện như thế nào?

Bác sĩ sẽ thực hiện quy trình sát khuẩn cẩn thận cho bàn chân. Việc gây tê tại chỗ sẽ được thực hiện bằng cách tiêm vào ngón chân, sau đó sử dụng dây ga-rô để tạo ra vùng không lưu thông máu, đảm bảo tác dụng của phenol.
Tiêm thuốc gây tê cho ngón chân
Tiêm thuốc gây tê cho ngón chân
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt phần đâm vào thịt để đo chiều dài của móng chân, loại bỏ khoảng 4 mm phần móng trên toàn bộ chiều dài của nó. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một que gòn nhỏ, nhúng phenol 88% và thoa đều trong khoảng 1-2 phút để phá hủy phần giường móng.
Ngón chân sau đó thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh, băng gạc và băng dính để bảo vệ và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Người bệnh có cảm giác gì sau tiểu phẫu?

Hầu hết người bệnh có thể học tập/ làm việc ngay sau khi thực hiện tiểu phẫu
Hầu hết người bệnh có thể học tập/ làm việc ngay sau khi thực hiện tiểu phẫu

Sau khi thực hiện tiểu phẫu, người bệnh thường thấy ít đau, chỉ đau do áp lực băng bó hoặc khi di chuyển. Tuy vậy, bác sĩ vẫn sẽ kê đơn thuốc giảm đau để bạn thấy thoải mái. Việc dẫn lưu dịch thường được thực hiện từ 2- 6 tuần sau khi điều trị móng chọc thịt bằng phenol. Hầu hết người bệnh đã có thể trở lại hoạt động học tập hoặc công việc ngay sau khi thực hiện tiểu phẫu.

Điều trị móng chọc thịt bằng phenol là phương pháp rất hiệu quả với tỷ lệ tái phát thấp (dưới 3%).

Tóm lại, móng chọc thịt là một căn bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Trong những trường hợp nặng, phẫu thuật là lựa chọn đúng đắn. Sau khi phẫu thuật, hãy luôn theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào như: chảy máu, buồn nôn, đau đầu,… phải ngay lập tức thông báo cho nhân viên y tế để nhận được sự chăm sóc kịp thời.

Liên hệ ngay với Laykhoemongchan.com để nhận tư vấn chi tiết bằng cách bấm vào nút gọi bên trái mà hình nhé!