Lấy khóe móng tay bị sưng có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?

Lấy khoé móng tay bị sưng là bệnh lý ngoài da, bệnh có những triệu chứng phổ biến như mưng mủ, áp xe ở phần đầu ngón tay và sưng rát kèm theo ngứa. Dù có vẻ đây là một tình trạng phổ biến, nhưng nếu bị bỏ qua mà không chăm sóc khóe móng thì có thể gây ra hậu quả không mong muốn. Bài viết sau của Laykhoemongchan.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Tại sao lấy khoé móng tay bị sưng?

Lấy khoé móng tay bị sưng do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm do tụ cầu vàng, chấn thương, nhiễm virus Herpes, hoặc nhiễm liên cầu khuẩn gây mủ. Những nguyên nhân này thường xuất hiện khi có vết thương hở hoặc vết xước do sai lầm trong lúc cắt móng, cắt khóe tay, hay cũng có thể là do móng chọc vào thịt ở đầu ngón tay khiến khóe móng bị sưng.

Các giai đoạn của căn bệnh chín mé
Lấy khóe móng tay bị sưng

Lấy khóe móng tay bị sưng bao lâu thì khỏi?

Lấy khóe móng tay bị sưng mủ có thể kéo dài từ 7-15 ngày tùy vào nguyên nhân gây sưng và phương pháp điều trị mà người bệnh lựa chọn. Có thể chia quá trình sưng khóe móng thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Khoảng từ 1 – 3 ngày đầu, vùng ngón tay sẽ bị đỏ, sưng phù lên, đi kèm là cảm giác ngứa khó chịu. Thời gian sau đó, ngón tay có thể trở nên cứng và khó cử động. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường không bị sốt và chỉ thấy đau khi ngón tay bị sưng khóe bị vật gì đó chạm vào, nên nhiều người bệnh không chú ý đến vết thương để điều trị sớm.

Giai đoạn 2

Khoảng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, vết thương bắt đầu lan ra và mở rộng khắp ngón tay. Cảm giác đau trở nên nặng hơn, đi kèm với đau là sự nhức nhối, căng tức và đau giật. Điều khác biệt so với giai đoạn trước là cơn đau xuất hiện đặc biệt vào ban đêm, người bệnh có thể có cảm giác đau dù không có điều gì tác động vào ngón tay. Tình trạng này làm giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh và có thể khiến họ bị sốt nhẹ.

Người bệnh có thể bị sốt nhẹ do viêm khóe móng
Người bệnh có thể bị sốt nhẹ do viêm khóe móng

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn khóe móng tay có dấu hiệu mưng mủ. Lúc này, tình trạng lấy khóe móng tay bị sưng phát triển mở rộng và sâu hơn, cụ thể là bạn có thể quan sát và tìm thấy các vi khuẩn ở khớp xương ngón tay. Điều này có nguy cơ dẫn đến viêm khớp, viêm gân,… Nặng hơn nữa có thể gây ra nhiễm trùng máu trong trường hợp vi khuẩn có thể đi vào máu.

Lưu ý khi điều trị lấy khóe móng tay bị sưng

Một khi việc lấy khóe móng tay bị sưng, bạn cần chăm sóc móng thật cẩn thận và nhất là nên lưu ý những điều sau:

Không tự xử lý khóe móng bị sưng tại nhà

Khi phát hiện tình trạng lấy khóe móng tay bị sưng từ giai đoạn hai trở đi, bạn nên tới ngay các địa chỉ y tế uy tín (phòng khám, bệnh viện,…) để được khám chữa đúng cách và kê đơn kháng sinh điều trị phù hợp. Hơn nữa, tránh tự ý chọc vào mủ cũng như sử dụng các phương pháp dân gian như: đắp lá, đắp bột kháng khuẩn mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ, vì có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng sâu hơn cho vết thương.

Không tự ý đắp lá theo cách dân gian
Không tự ý đắp lá theo cách dân gian

Không tự ý mua và sử dụng kháng sinh

Bạn cần tuân thủ sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo đúng liều lượng và cách thức sử dụng. Nhất là khi mắc phải các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu có khả năng kháng thuốc cao, việc sử dụng kháng sinh càng phải chú ý kỹ lưỡng.

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến viêm khóe
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến viêm khóe

Đừng chủ quan trong chế độ ăn uống vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và lấy khéo móng bị sưng nói riêng.

  • Hạn chế ăn các thực phẩm có tính nóng và các món dễ gây mưng mủ như rau muống, đồ ăn cay nóng, thịt gà, đồ ngọt, hải sản,…
  • Bổ sung các loại vitamin quan trọng như A, C, E để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tái tạo da.
  • Cung cấp các loại protein “lành tính” để giúp quá trình “sửa chữa” vết thương nhanh lành hơn.
  • Ăn thực phẩm bổ máu như thực phẩm giàu sắt và vitamin B6 (thịt bò, cá hồi, rau bina,…) thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Tóm lại, nếu lấy khóe móng tay bị sưng viêm, chảy mủ thì bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để nhanh chóng chữa dứt tình trạng này. Không tự lấy khóe tại nhà hoặc đến các tiệm nail lấy khóe móng vì đó không phải là cơ sở đạt chuẩn y tế, có thể gây nhiễm trùng vì nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này có thể liên hệ đến Laykhoemongchan.com tư vấn cho nhé.