“Lấy khoé móng chân có đau không?” là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Việc lấy khóe móng chân có đau không còn tùy thuộc vào cách mọi người lấy khóe móng như nào và tình trạng sức khỏe của ngón chân. Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé.
Khóe móng chân có nguy hiểm không?
Khóe móng chân là một phần bình thường của cơ thể. Bản thân nó không gây đau đớn, khó chịu cho bất kỳ ai. Bằng chứng là hồi còn bé, các ngón chân của bạn vẫn hoạt động tốt dù không bao giờ lấy khóe móng.
Ngày nay, các dịch vụ làm đẹp phát triển hơn, chị em cũng chú trọng đến vẻ đẹp của bàn chân nên việc đi lấy khóe làm móng tại các tiệm nail ngày càng phổ biến. Điều này không gây hại cho sức khỏe của móng, và tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn có thể đi lấy khóe móng định kỳ hoặc không.
Có thể bạn quạn tâm Cách lấy khóe móng đơn giản
Lấy khóe móng chân có đau không
Việc lấy khóe móng chân có đau không còn tùy thuộc vào cách mọi người lấy khóe móng như nào và tình trạng sức khỏe của ngón chân. Nếu mọi người tự lấy khóe tại nhà hoặc đến các địa chỉ lấy khóe không phải cơ sở y tế uy tín (ví dụ: tiệm nail, phòng khám không rõ nguồn gốc,…) thì nguy cơ lấy khóe bị đau là rất cao.
Nguyên nhân có thể là vì kỹ thuật và kiến thức của nhân viên chưa tốt, không có nhiều kinh nghiệm lấy khóe, chưa được đào tạo bài bản về điều này. Ngoài ra, nếu khóe móng của bạn đang bị đau nhức, viêm khóe, có chảy mủ hay gặp bất cứ tổn thương nào thì không được tự ý lấy khóe. Điều này rất nguy hiểm vì không những làm khóe bị đau mà còn có thể bị viêm nhiễm.
Hậu quả của việc lấy khóe quá nhiều
Thói quen đi làm móng, lấy khóe với tần suất quá nhiều, kèm với đó là kỹ thuật của các thợ nail không tốt, dụng cụ lấy khóe không hợp vệ sinh sẽ khiến ngón chân của bạn tổn thương nặng nề. Khi bị viêm khóe, người bệnh sẽ có biểu hiện sưng vùng móng chân, đau nhức ngón chân, có mủ trắng, nếu tình trạng viêm nặng sẽ khiến bệnh nhân bị sốt do bị các cơn đau hoành hành.
Trong trường hợp này, quan trọng nhất là người bệnh phải được chẩn đoán ngay lập tức. Sự can thiệp ngoại khoa, việc rạch mủ, sử dụng kháng sinh, hoặc thậm chí cắt bỏ một phần móng là điều cần thiết.
Ngoài ra, việc lấy khóe móng chân tại các cơ sở không đảm bảo có thể dẫn đến viêm móng do virus Herpes, một loại virus dễ lây nhiễm. Đặc biệt, một số bệnh nhân có thể phải đối mặt với viêm quanh móng do Candida ở thể cấp (gây sưng tấy và mủ) và dạng mãn tính (biểu hiện thâm tím, hơi sưng, có thể gây biến dạng móng). Nếu không được điều trị, viêm nhiễm có thể tác động đến xương bên trong.
Cách giảm đau tại nhà do lấy khóe móng
Có một số biện pháp tự nhiên mà bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm nhẹ cơn đau:
- Ngâm chân trong nước ấm có pha muối khoảng 15-20 phút để giảm viêm và đau.
- Sử dụng đầu bông tăm nhẹ nhàng để đẩy da ra khỏi bản móng.
- Bôi Vaseline hoặc thuốc bôi kháng sinh lên vùng da bị đau để làm mềm da và giảm đau.
- Chú ý chọn giày/dép hở mũi để chân thông thoáng, không bị bó chặt, hầm bí.
- Sử dụng thuốc giảm đau như Advil, Panadol,…
- Nếu có vết trầy xước ở móng chân, hãy chăm sóc hàng ngày. Sử dụng nước sát khuẩn, băng gạc vô trùng, và giữ vết thương khô sạch cho đến khi lành.
- Nhẹ nhàng xoa bóp xung quanh móng chân để cải thiện lưu thông máu, giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho việc lấy khóe móng chân có đau không. Tình trạng lấy khóe bị đau thường đến từ các yếu tố bên ngoài như: lấy khóe sai cách, dụng cụ lấy khóe không vệ sinh, lấy khóe khi móng đang bị tổn thương. Và khi móng bị tổn thương, bạn cần đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để nhận điều trị phù hợp, tránh tự ý lấy khóe khiến tình trạng thêm nghiêm trọng. Bạn có thể liên hệ với Laykhoemongchan.com để được tư vấn và hỗ trợ nhé.