Lấy khóe móng chân bị nhức có nguy hiểm không?

Để chăm sóc móng chân gọn gàng và thẩm mỹ hơn, nhiều người có thói quen, thậm chí là sở thích lấy khóe móng thường xuyên. Nhưng điều này không tốt cho bộ móng của bạn vì có thể làm khóe chân bị viêm, sưng, mưng mủ và đau nhức. Khi lấy khóe móng chân bị nhức không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của móng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cụ thể khiến khóe bị nhức và cách khắc phục nhé.

Vì sao phải lấy khóe móng chân bị nhức?

Khóe móng chân là phần mọc ở 2 bên rìa của móng, chúng không mềm mà cứng giống như phần móng chính. Thực tế việc cắt bỏ khóe móng dư thừa này không gây đau nhức và hết sức bình thường. Thậm chí với sự phát triển của ngành công nghiệp làm đẹp thì lấy khóe còn là điều cần thiết để có một bàn chân sạch sẽ, xinh đẹp.

Lấy khóe chân là cách để có bàn chân đẹp và sạch sẽ
Lấy khóe chân là cách để có bàn chân đẹp và sạch sẽ

Tuy nhiên, không nhiều người biết cách lấy khóe móng đúng, việc lấy khóe sai cách có thể làm móng chân mọc ngược đâm sâu vào thịt, gây sưng viêm móng và đau nhức khi cử động. Trong tình huống tệ nhất, móng có thể thâm tím và chảy mủ. Có một vài nguyên nhân khiến lấy khóe móng chân bị nhức, nhưng thường gặp nhất là do:

  • Dụng cụ lấy khóe không được vệ sinh cẩn thận
  • Lấy khóe quá nhiều hoặc quá sâu gây tổn thương da quanh móng chân

Xem thêm Nguy cơ “tiền mất tật mang” khi sử dụng dụng cụ lấy khoé móng chân tại nhà

Nên làm gì khi lấy khóe móng chân bị nhức?

Khi móng chân bị nhức do lấy khóe, tùy vào tình trạng đau nhức và sưng mủ mà bạn sẽ có các cách xử lý khác nhau.

Tình trạng nhức và sưng mủ nhẹ

Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh móng chân sạch sẽ trước khi bắt đầu lấy khóe;

Rửa tay bằng xà phòng trước khi lấy khóe móng chân bị nhức
Rửa tay bằng xà phòng trước khi lấy khóe móng chân bị nhức

Bước 2: Khử trùng cẩn thận bộ dụng cụ làm móng như: đồ cắt móng, que lấy biểu bì da chết, nhíp và các dụng cụ cần thiết khác bằng cồn y tế hoặc dung dịch oxy già, sau đó để khô;

Bước 3: Ngâm cả bàn chân trong nước ấm từ 10 – 30 phút để làm móng và vùng da gần móng mềm ra. Để tăng hiệu quả dưỡng da chân, khử khuẩn, bạn có thể cho thêm vào ít muối Epsom, dầu tràm hoặc các loại tinh dầu có tính kháng viêm, khử trùng khác;

Bước 4: Lau khô bàn chân và từng ngón chân với khăn lông mềm mại;

Lau khô bàn chân và từng ngón chân với khăn lông mềm
Lau khô bàn chân và từng ngón chân với khăn lông mềm

Bước 5: Xoa bóp nhẹ nhàng các ngón chân để hỗ trợ lưu thông máu đến móng dễ dàng, giúp giảm đau nhức;

Bước 6: Nhấc mép móng lên nhẹ nhàng  đặt một miếng bông gòn nhỏ vào bên dưới để làm chệch móng mọc theo hướng không đâm vào da;

Bước 7: Dùng que chuyên dụng để cạo lớp tế bào da chết ở 2 bên rìa móng;

Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên chỗ ngón chân bị mưng mủ sau mỗi lần ngâm chân lấy khóe. Loại thuốc mỡ này bạn có thể mua ở nhà thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn nếu tình trạng đau nhức, sưng tấy nhẹ. Lấy khóe móng chân bị nhức nếu được xử lý đúng cách sẽ tự khỏi sau 2 ngày, và sẽ hết đau sau khoảng 1 tuần.

Có thể bạn muốn biết thông tin về Biểu hiện bệnh móng chọc thịt, chín mé, viêm khóe móng chân

Tình trạng nhiễm trùng nặng

Nếu tình trạng lấy khóe móng chân bị nhức và nhiễm trùng nặng thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Dưới đây là một số phương pháp các bác sĩ có thể sử dụng:

  • Đầu tiên, tiêm 1 mũi thuốc gây tê ngón chân hoặc cả bàn chân tùy vào cách điều trị;
Tiêm 1 mũi thuốc gây tê ngón chân hoặc cả bàn chân
Tiêm 1 mũi thuốc gây tê ngón chân hoặc cả bàn chân
  • Dùng dao mổ y tế lấy bỏ phần da trên đầu móng chân bị mọc ngược. Ở bước này, móng mọc ngược có thể bị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ. Và yên tâm là bạn sẽ không cảm thấy đau trong cả quá trình;

Nếu móng của bạn thường xuyên mọc ngược hoặc sưng, mưng mủ thì có thể lựa chọn phương pháp laser để loại bỏ phần móng chân đó vĩnh viễn để tình trạng không tái đi tái lại.

Bạn có thể tham khảo Địa chỉ lấy khóe móng chân ở Tp Hồ Chí Minh điều trị dứt điểm căn bệnh này

Chăm sóc móng sau điều trị phẫu thuật như nào?

Sau khi đã được điều trị, bạn không nên chủ quan trong việc chăm sóc móng để móng luôn khỏe mạnh, tránh bị nhiễm trùng lại sau khi phẫu thuật. Sau đây là một số cách chăm sóc móng cho bạn tham khảo như sau:

  • Dùng thuốc kháng sinh đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Uống thuốc giảm đau (nếu được bác sĩ kê đơn);
  • Thoa kem kháng sinh quanh móng bị nhức, sưng ít nhất 2 lần/ngày;
Thoa kem kháng sinh quanh móng bị nhức 2 lần/ngày
Thoa kem kháng sinh quanh móng bị nhức 2 lần/ngày
  • Nếu móng còn sưng tấy nặng thì bôi kem làm tê hoặc kem chống viêm để cải thiện tình hình;
  • Vệ sinh móng mỗi ngày để luôn sạch sẽ và khô ráo;
  • Hạn chế đi lại, chơi thể thao trong vòng 2 – 4 tuần sau khi làm phẫu thuật;
  • Ăn uống cân bằng, đủ chất, ưu tiên ăn nhiều loại rau củ, hoa quả tươi để tốt cho vết thương. Đồng thời tránh ăn thịt đỏ (thịt bò), rau muống,…;

Khi nào nên đi bác sĩ lấy khóe móng chân bị nhức?

Như đã nói ở trên, bạn vẫn có thể lấy khóe móng tại nhà nếu thực hiện đúng cách, tuy nhiên khi móng có tình trạng sưng viêm, mưng mủ hoặc nếu bạn đang mắc các bệnh về da thì việc tự điều trị là phương thức sai lầm vì sẽ khiến vấn đề tồi tệ thêm. Nhiễm trùng móng có thể lây lan khắp cơ thể, thậm chí là dẫn đến nhiễm trùng xương ngón chân. Vì vậy, nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng này thì hãy gặp ​bác sĩ ngay:

  • Đau nhức dữ dội ở móng chân.
Khi móng chân đau dữ dội phải đến gặp bác sĩ ngay
Khi móng chân đau dữ dội phải đến gặp bác sĩ ngay
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng móng như đau rát, sưng đỏ hoặc chảy mủ.
  • Bàn chân bị đau hoặc nhiễm trùng ở bất cứ vị trí nào.
  • Móng bị sưng móng không khỏi sau 7 ngày.

Cách chăm sóc và bảo vệ móng chân của bạn

Khi cắt móng chân và chăm sóc móng, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Không cần cắt tròn các góc của móng chân như nhiều người vẫn làm, chỉ cắt tỉa các góc của phần móng lộ rõ ​​ra ngoài.
Không cắt tròn các góc, chỉ cắt phần móng lộ ra bên ngoài
Không cắt tròn các góc, chỉ cắt phần móng chìa ra bên ngoài
  • Không nên cắt móng quá ngắn vì dễ bị phạm vào da thịt. Dùng kềm cắt móng để cắt, ước lượng sao cho móng cách đầu ngón chân ít nhất 1 – 2mm.
  • Không cắt móng thường xuyên, tần suất cắt móng chân hợp lý là 6 – 8 tuần/lần;
  • Làm sạch khu vực quanh móng bị sưng bằng tinh dầu tự nhiên có tác dụng kháng viêm như dầu tràm, dầu cam, dầu hoa hồng hoặc dùng các chất khử trùng khác.
  • Tranh thủ điều chỉnh các góc của móng chân sau khi tắm hoặc tiếp xúc với nước (khi móng mềm hơn bình thường) để móng mọc ngược không hướng vào trong da.
Điều chỉnh móng sau khi tắm vì da lúc này đang mềm
Điều chỉnh móng sau khi tắm vì da và móng lúc này đang mềm
  • Không mang giày chật chội, không đúng size. Ưu tiên chọn giày hoặc dép hở mũi chân trong để móng không bị sưng.
  • Vệ sinh dụng cụ cắt móng cẩn thận sau mỗi lần sử dụng.

Tóm lại, lấy khóe móng chân bị nhức chủ yếu là vì bạn đang thực hiện sai cách. Có thể bạn lấy khóe quá nhiều lần, hoặc vô tình đâm sâu vào lớp da 2 bên rìa móng khi lấy khóe. Khi lấy khóe móng chân bị nhức, sưng và mưng mủ không thuyên giảm, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay để được theo dõi và xử lý kịp thời, tránh viêm nhiễm lây lan ra các cùng khác.