Khóe móng tay là gì và các bệnh liên quan đến sức khỏe móng

Hiện nay có không ít bệnh liên quan đến móng tay móng chân. Và hầu như tất cả đều bắt nguồn từ việc móng bị tổn thương và bị vi khuẩn xâm nhập. Trong đó, việc đi lấy khóe móng có ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của móng. Vì vậy hãy cùng Laykhoemongchan.com tìm hiểu khóe móng tay là gì và những kiến thức sức khỏe liên quan nhé!

Khóe móng tay là gì mà mọi người thường đi lấy khóe?

Khóe móng tay là gì? Tương tự như khóe móng chân, khóe móng tay là một phần móng nhỏ mọc lên ở hai bên khóe móng. Thực tế, bạn có thể lựa chọn đi lấy khóe móng hoặc không vì đó chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Nhưng lưu ý là việc lấy khóe móng tay cũng đòi hỏi người làm phải có tay nghề cao, am hiểu kỹ thuật lấy khóe.

Lấy khóe móng tay là gì mà mọi người thường đi lấy khóe?
Lấy khóe móng tay là gì mà mọi người thường đi lấy khóe?

Và theo ý kiến cá nhân thì bạn không nên tự lấy khóe, nhất là dùng tay không thuận để lấy khóe vì rất dễ xảy ra sai sót. Khi lấy khóe bằng tay không thuận, việc đi kềm cắt móng sẽ khó khăn hơn vì khó căn chỉnh khoảng cách, cảm giác tay không quen.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn lấy khóe móng tay an toàn – Cần chú ý điều gì?

Khóe móng tay tổn thương có nguy hiểm không?

Sau khi đã hiểu khóe móng tay là gì, bạn nên biết khóe móng bị tổn thương tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có thể dẫn đến các triệu chứng, hay các bệnh nghiêm trọng hơn (cần đến bệnh viện khám chữa).

Mức độ nhẹ

Ở mức độ nhẹ thì khóe móng tay chỉ bị sưng phồng lên một chút, kèm theo đó là khóe móng sẽ ửng đỏ lên. Giai đoạn này khóe móng tay không có mưng mủ mà chỉ sưng phồng vì tay phải hoạt động nhiều, dễ dính nước, làm miệng vết thương nứt toác ra.

Mức độ nặng

Nếu lấy khóe móng bị sai sót nhiều thì sẽ khiến móng mọc lên sau đó dễ bị chệch hướng, không đâm thuôn ra hai bên, thay vào đó lại đâm vào phần thịt mềm. Hiện tượng này còn có tên là móng chọc thịt hay móng quặp. Đây là một loại bệnh về móng rất thường gặp, và trải qua 3 giai đoạn như sau:

Móng quặp là do khóe móng mọc bị lệch
Móng quặp là do khóe móng mọc bị lệch
  • Giai đoạn 1

Trong vòng 1 – 3 ngày đầu tiên, đầu ngón tay sẽ sưng phồng lên, da căng ra và có màu đỏ, có thể một vài trường hợp sẽ thấy ngứa. Tiếp đó, người bệnh sẽ thấy chỗ khóe móng tay đau nhức rất khó chịu, một số người có thể thấy ngón tay khó cử động.

  • Giai đoạn 2

Ở ngày thứ 4 – 7 của bệnh, những triệu chứng sưng phồng, viêm khóe bắt đầu lan rộng ra vùng da xung quanh. Ban đầu, chỉ sưng ở ngón tay, sau đó dần dần lan ra cả ngón tay. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy da căng tức, cơn đau nhức dữ dội hơn và giật theo nhịp đập của mạch máu, lâu ngày gây ra sốt.

  • Giai đoạn 3

Chính là giai đoạn khóe móng tay có triệu chứng mưng mủ. Thời gian ủ bệnh đến giai đoạn ba thường từ 8 ngày trở đi. Khóe móng tay của người bệnh lúc này đã bị nhiễm trùng khá nghiêm trọng, vì càng để lâu thì móng sẽ càng bị nặng hơn. Các triệu chứng đặc trưng ở giai đoạn này là cơ thể phát sốt, mệt mỏi, cả đầu ngón tay thấy châm chích, khóe móng phồng to và có các mụn nước kích thước khoảng 1- 3mm.

Những mụn nước này có nguy cơ vỡ ra rất cao, chất dịch của nó thường trong suốt, có màu trắng đục hoặc đỏ như màu máu. Khi mụn nước bị vỡ sẽ kéo theo vùng da ngay đó dễ bị loét. Sau đó, virut sẽ xâm nhập vào thần kinh cảm giác trên da. Nếu hệ miễn dịch cơ thể bạn yếu kém, hoặc có tiếp xúc trực tiếp với tia laser, tia UV, tia xạ… thì virut sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn và di chuyển ngược ra da làm bệnh tái phát.

Mụn nước vỡ ra dễ khiến da bị loét
Mụn nước vỡ ra dễ khiến da bị loét

Xem thêm: Thuốc trị thối khóe móng chân nào uy tín? Lý do khóe bị thối

Xước măng rô rìa móng tay có phải là bệnh?

Xước măng rô còn gọi là xước phần da xung quanh rìa móng tay, móng chân. Thực chất, đây không phải là bệnh mà chỉ là hiện tượng thường gặp mà thôi. Bất kỳ ai cũng có thể bị xước măng rô. Và khi bị xước măng rô ở móng tay, bạn sẽ thấy hơi đau, rát. Nhiều người cho rằng hiện tượng này là do thiếu vitamin C.

Nhưng thực tế, xước măng rô không đơn giản vì thiếu vitamin C, trong nhiều trường hợp bạn có thể bị thiếu calci, acid folic,… Ngoài ra, cũng có thể khi làm việc, tay của bạn đã tiếp xúc với quá nhiều hóa chất tẩy rửa nên da xấu đi, dễ bị khô, bong tróc,…

Tuy nhiên, để phòng ngừa xước măng rô, bạn vẫn nên chăm chuốt cho chế độ ăn của mình. Bữa ăn cần đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng,… mới đúng là bữa ăn tiêu chuẩn. Bạn nên ưu tiên ăn các loại rau màu xanh thẫm, các loại hạt nảy mầm, gan động vật,… Ngoài ra, bạn không nên dùng tay để tước phần da bong ở rìa móng, hãy sử dụng kềm bấm móng tay để loại bỏ tận gốc phần da chết khó chịu.

Tóm lại, dáp án của câu hỏi “khóe móng tay là gì” đã được Laykhoemongchan.com lý giải trong bài viết. Hiện tại, các bệnh liên quan đến khóe móng tay ngày càng nhiều hơn, do đó bạn hãy cẩn thận trong việc vệ sinh tay chân. Nếu phát hiện bản thân bị móng chọc vào thịt, bạn nên đến bác sĩ ngay để kịp thời chữa trị dứt điểm. Còn nếu bạn chỉ bị xước măng rô thôi thì điều này không có gì đáng lo ngại nhé.