Khóe móng chân bị thối khi không có cách xử lý đúng có thể dẫn đến sưng tấy, đau nhức, nhiễm trùng và thậm chí là bị hoại tử. Hôm nay, Laykhoemong.com sẽ chia sẻ cho bạn những cách chữa khóe móng chân bị thối an toàn và hiệu quả nhé!
Khóe móng chân bị thối là bệnh gì?
Khóe móng chân bị thối là một tình trạng xảy ra do sự xâm nhập của nấm với các chủng nấm phổ biến là candida và dermatophytes. Ban đầu, bệnh có thể nhận biết ngay thông qua sự xuất hiện của các đốm màu vàng hoặc trắng trên móng. Tiếp đó, móng sẽ dần mất đi độ bóng và chuyển sang màu nâu nhạt, cuối cùng móng sẽ bị thối. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, nó có thể lan rộng, ăn sâu vào thịt và làm móng bị sưng, có mùi khó chịu.
Nguyên nhân khiến khóe móng chân bị thối
Các nguyên nhân khiến khóe móng chân bị thối có rất nhiều, phổ biến nhất là những lý do sau:
- Chấn thương có thể là một nguyên nhân khiến khóe móng chân bị thối, ví dụ như do va đập, đè ép,… dẫn đến tình trạng móng bị nứt nẻ, bong tróc và hư móng.
- Nhiễm trùng ở móng có thể xuất phát từ các loại nấm, vi khuẩn hoặc virus. Nhiễm trùng thường đi kèm với các triệu chứng như sưng, đau, tấy đỏ, và chảy dịch mủ.
- Các bệnh lý như bệnh vảy nến, bệnh tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp cũng có thể gây ra vấn đề với móng chân, bao gồm việc móng trở nên dày, màu sắc xỉn, hoặc bị hư hại.
Cách xử lý khóe móng chân bị thối an toàn
Người bệnh có thể tự xử lý khóe móng chân bị thối tại nhà nếu tình trạng hư móng không quá nghiêm trọng, cụ thể như sau:
- Móng chân nứt, gãy nhưng không có chảy máu hoặc mủ.
- Móng chân bong tróc nhẹ và không có biểu hiện nhiễm trùng.
- Móng chân mọc ngược (móng quặp) nhưng không gây đau nhức hay sưng tấy.
Còn với tình trạng khóe móng chân bị thối đang bị bầm tím và phồng rộp, bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:
- Chà rửa khu vực xung quanh ngón chân bằng xà phòng và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Tỉa bỏ phần móng bong tróc nếu có, sử dụng kềm bấm móng đủ sắc để tránh làm móng tổn thương.
- Chườm đá lạnh lên vùng da tổn thương trong khoảng 20 phút, lặp lại 2-3 giờ mỗi lần để giảm đau và sưng tấy.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng móng chân bị bầm tím và phồng rộp nghiêm trọng, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như mưng mủ, sưng tấy, làm sốt thì bạn nên thăm bác sĩ sớm để được thăm khám và điều trị.
Đọc thêm Lấy khóe móng chân có đau không? Tại sao phải lấy khóe
Kết hợp mẹo dân gian chữa khóe móng chân bị thối
Quả bồ kết
Trong thành phần của quả bồ kết có saponin, đây là chất có tính diệt nấm và ký sinh trùng nên có hiệu quả diệt khuẩn, diệt nấm khá tốt. Dùng bồ kết có thể khiến vi khuẩn ăn móng, làm khóe móng chân bị thối bị đẩy lùi.
Cách thực hiện:
- Nướng vàng vài quả bồ kết đến khi tỏa mùi thơm
- Bẻ thành từng khúc thật ngắn rồi đun lại bằng sôi trong 10-15 phút để tinh chất bị đẩy ra hết.
- Lấy nước đó ngâm chân, massage và kỳ cọ nhẹ nhàng móng chân bị thối và vùng da xung quanh.
Tỏi
Tỏi chứa allicin giúp kháng khuẩn, kháng nấm tốt, nhờ đó ngăn chặn được sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Ngoài ra tỏi còn hỗ trợ làm mờ vết thương đầu móng chân.
Cách thực hiện:
Đập vài tép tỏi hơi dập ra, đắp trực tiếp lên khóe móng chân bị thối 30 phút để tinh chất được hấp thụ vào da, sau đó rửa sạch rồi đi ngủ nhé.
Lá trầu không
Lá trầu chứa thành phần kháng khuẩn tốt và tiêu diệt ký sinh trùng gặm nhấm da, hỗ trợ làm sạch viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
- Lá trầu để nguyên lá, nấu với một ít muối tinh khiết.
- Đun sôi lửa vừa trong 5-10 phút rồi dùng nước đó ngâm và massage chân.
Khi nào cần gặp bác sĩ để chữa khóe móng chân bị thối?
Như đã nói ở trên, nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng móng thì cần đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín ngay. Cụ thể, khi xuất hiện một trong các triệu chứng như sau:
- Vết rách quá sâu.
- Móng chân bắt đầu đổi màu.
- Móng bị bong tróc.
- Bản móng tách ra khỏi giường móng.
- Có máu tụ ở dưới 1/4 phần móng còn lại.
- Các cơn đau và sưng tấy nặng hơn.
- Ngón chân cong/vẹo biến dạng.
Có biến chứng gi nếu không điều trị kịp thời?
Nếu không được chăm sóc kịp thời, tình trạng hư hại của móng chân có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như:
- Xuất hiện hiện tượng mưng mủ, sốt, chảy máu, đau, sưng đỏ.
- Nguy cơ nhiễm trùng lan rộng từ móng chân sang các cơ quan khác như gân, xương hay khớp.
- Tình trạng tổn thương nghiêm trọng có thể bị hoại tử.
Chăm sóc khóe móng chân bị thối sau khi điều trị như nào?
Khóe móng chân bị thối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chấn thương, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý. Và sau khi đã điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân cần lưu tâm đến việc chăm sóc móng chân đúng cách để duy trì sức khỏe cho móng.
Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc khóe móng chân bị thối sau khi điều trị bạn có thể tham khảo:
- Vệ sinh móng sạch sẽ với xà phòng và nước ấm. Trường hợp móng chảy máu hoặc có mủ thì phải rửa nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương thêm.
- Chườm lạnh hoặc kê chân lên cao để giảm đau và sưng tấy.
- Thoa thuốc mỡ kháng sinh theo hướng dẫn của đội ngũ y bác sĩ hoặc dược sĩ để phòng ngừa nhiễm trùng.
- Chọn giày dép vừa vặn, ít di chuyển để tránh tổn thương móng chân. Có thể sử dụng băng gạc để bảo vệ móng chân khỏi bụi và vi khuẩn.
- Ăn thực phẩm có các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B, kẽm, biotin để kích thích móng phục hồi và mọc nhanh hơn.
Khóe móng chân bị thối do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu tình trạng sức khỏe của móng không có gì đáng quan ngại, bạn có thể tự chữa tại nhà, nhưng nếu móng đã có những dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn cần đến gặp bác sĩ để tham khảo cách điều trị và giúp móng nhanh mọc lại nhé.
Có thể bạn quan tâm Lấy khóe móng chân bao nhiêu tiền? Lấy khóe ở đâu?