Khóe móng chân bị hư không chỉ khiến bệnh nhân đau đớn mà còn mất tính thẩm mỹ. Nguyên nhân khiến khóe móng bị hư thường bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài. Hôm nay, hãy cùng Laykhoemongchan.com tìm hiểu thêm về tình trạng này nhé.
Nguyên nhân nào làm khóe móng chân bị hư?
Như đã nói ở trên, các nguyên nhân dẫn đến khóe móng chân bị hư thường đến từ các yếu tố khách quan bên ngoài. Cụ thể là vì:
Chọn sản phẩm chăm sóc móng không phù hợp
Chọn lựa đúng sản phẩm chăm sóc móng chân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn chọn những sản phẩm không phù hợp có thể dẫn đến các triệu chứng viêm nhiễm và tổn thương cho móng chân. Do đó, khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc móng, nên lựa chọn những loại có nguồn gốc và thành phần được in rõ ràng trên bao bì. Bên cạnh đó, cần vệ sinh cho kềm cắt móng định kỳ và tránh sử dụng những loại kềm bị rỉ sét nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh uốn ván.
Thường xuyên tiếp xúc với nước
Việc để tay chân thường xuyên tiếp xúc với nước sẽ dẫn đến tình trạng “nước ăn chân/tay”, khiến da ở các ngón tay, ngón chân nhăn nhúm lại. Lý do là vì khi móng chân/tay bị ngâm trong nước lâu sẽ làm da mềm ra, từ đó vi khuẩn sẽ có nơi để làm “tổ” và phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào móng và phá hoại khiến khóe móng chân bị hư.
Nhiễm nấm
Khóe móng chân bị hư do nhiễm nấm thường xuất hiện màu trắng hay vàng, tuy nhiên thỉnh thoảng móng chân có thể chuyển thành màu đen do sự tích tụ của những mảnh vụn từ quá trình chuyển hoá. Và cần lưu ý là móng chân sẽ dễ bị nhiễm nấm trong môi trường ẩm ướt và ấm áp, do đó bạn cần giữ cho chân luôn khô ráo và thông thoáng.
Khối u ác tính
Khối u ác tính là loại ung thư da thật sự nghiêm trọng. Biểu hiện của bệnh là các đốm màu nâu sẫm biến dạng xuất hiện trên móng chân, móng tay.
Chấn thương ngoài ý muốn
Có thể nói đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương cho móng chân. Chấn thương móng chân có thể dẫn đến việc các mạch máu bên dưới móng bị vỡ, gây chảy máu dưới móng và dẫn đến tình trạng móng chân bị đen.
Khóe móng chân bị hư phải xử lý như nào?
Xử lý chấn thương trên móng
Không có gì đáng lo ngại khi móng chân chấn thương bị thâm tím, vì phần móng màu đen sẽ tiếp tục mọc ra và móng cũ bị hư có thể tự động bong ra nhường chỗ cho phần móng mới mọc ở phía dưới. Thông thường, móng chân bị chấn thương sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, nếu móng mới của bạn dài ra mà vẫn giữ màu đen thì có thể là tình trạng tổn thương móng liên quan đến một nguyên nhân khác. Trong trường hợp này, việc can thiệp kịp thời là rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Cắt ngắn và làm sạch da quanh móng
Trước khi tiến hành cắt và dũa móng chân, hãy cẩn thận làm sạch bàn chân bằng xà phòng và lau khô bằng khăn sạch để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần làm sạch cả bàn tay để giảm thiểu nguy cơ truyền vi khuẩn từ tay sang chân.
Bước đầu tiên, bạn cần loại bỏ phần móng nằm trên da chết để hạn chế vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ dưới phần móng chết. Sau đó, cắt bớt móng cũ để thúc đẩy quá trình lành da dưới móng. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn có thể sử dụng cồn để lau qua bộ dụng cụ cắt và dũa trước khi sử dụng. Đặc biệt, hãy ưu tiên dụng cụ bấm móng sắc để đường cắt mượt mà, tránh gây rách móng trong quá trình cắt phần móng chết.
Hạn chế sơn móng chân/tay
Hạn chế sử dụng tẩy và sơn móng chân nhiều vì các thành phần hóa học trong nước sơn móng, nhất là những loại rẻ tiền sẽ dần làm mòn móng và khiến móng chân trở nên khô và dễ bong tróc theo thời gian.
Khi đã tẩy xong lớp sơn móng chân, bạn hãy để móng như vậy trong khoảng 2-3 tuần trước khi ra tiệm nail sơn mới móng. Sau đó, hãy theo dõi xem tình trạng của móng chân có cải thiện hay không. Cùng với đó, bạn nên đầu tư loại sơn móng cao cấp hơn, có chứa vitamin A và một vài chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng móng.
Những đốm nhỏ màu trắng trên móng chân có thể là dấu hiệu của sự tích tụ chất sừng hoặc có thể là biểu hiện thiếu hụt các loại vitamin như kẽm hoặc magie. Bạn có thể tự điều trị bằng cách ngưng sử dụng sơn móng chân ít nhất 3 tuần và bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
Dưỡng ẩm cho móng chân
Trước khi đi ngủ, bạn có thể thoa một lượng kem dưỡng ẩm cho móng chân và sau đó đeo vớ cotton. Vớ sẽ giữ cho dưỡng chất thấm hết vào chân mà không bị dây vào chăn mền, từ đó tránh làm khô móng.
Rửa chân thường xuyên bằng các sản phẩm chứa hóa chất tẩy rửa mạnh có thể làm khô và bong tróc móng chân cũng như da chân. Do đó, hãy chọn kem, gel hoặc serum dưỡng ẩm dành riêng cho việc chăm sóc tay và chân để kịp thời cấp đủ ẩm nhé. Sau mỗi lần rửa chân/tay, bạn có thể thoa ngay kem dưỡng ẩm mà không cần đợi đến buổi tối.
Nếu bạn phải rửa chân nhiều lần trong ngày thì nên chọn loại kem dưỡng ẩm có chứa dimethicone để tạo ra một lớp màng bảo vệ vật lý giữ ẩm cho da và ngăn chặn tình trạng móng khô, dễ gãy. Hoặc đơn giản nhất là bạn ngâm móng chân vào nước ấm pha với vài giọt dầu olive nguyên chất từ 10 đến 15 phút.
Bổ sung nhiều nước
Uống nhiều nước không những tốt cho cơ thể vì giúp thanh lọc nhiều độc tố, mà còn có lợi cho sự phát triển của khóe móng chân bị hư, hỗ trợ móng mới nhanh mọc ra.
Cách xử lý khóe móng chân bị hư
Bước 1: Trước khi xử lý khóe móng chân bị hư, hãy đảm bảo khu vực xung quanh ngón chân đã được vệ sinh để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.
Bước 2: Sử dụng kềm bấm móng chân để cắt bớt móng giúp ngăn chặn bùn đất, bụi bẩn và vi khuẩn. Đối với móng đã chết, việc kéo ra cũng sẽ dễ dàng mà không gây đau đớn.
Bước 3: Sau khi tỉa gọn móng chân, sử dụng băng gạc để quấn và cố định móng sẽ làm giảm cảm giác khó chịu. Đồng thời bạn nên kết hợp bôi thoa thuốc mỡ để tránh nhiễm trùng.
Bước 4: Loại bỏ phần móng chân còn sót lại sau khoảng 2-5 ngày. Trong thời gian này, bạn cần thường xuyên vệ sinh chân, rửa khóe móng chân bị hư kỹ bằng xà phòng kết hợp thoa thuốc mỡ kháng khuẩn, thay đổi băng gạc thường xuyên mỗi ngày.
Khóe móng chân bị hư có mọc lại được không?
Nếu phần khóe móng chân bị hư nhưng ngón chân không bị ảnh hưởng thì có khả năng móng chân sẽ phục hồi và mọc trở lại. Tuy nhiên, trong tình trạng bạn gặp tai nạn và mất đi cả phần ngón chân thì khả năng mọc lại của móng là không thể.
Tóm lại, khóe móng chân bị hư có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt cuộc sống của người bệnh. Khi khóe móng có vấn đề, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tình trạng không chuyển biến tệ hơn và tăng cơ hội điều trị dứt điểm nhanh chóng.