Bạn thích làm đẹp móng tại nhà. Nhưng bạn có biết khi tự lấy khoé móng chân tại nhà mà không chú ý đến vấn đề sử dụng bộ dụng cụ như thế nào thì có thể dẫn đến nguy cơ “tiền mất tật mang”. Hãy đọc bài viết dưới đây của Laykhoemongchan.com để biết được các biện pháp bảo vệ bản thân đúng cách khi làm nail hay lấy khóe móng chân tại nhà.
- Xu thế làm đẹp ngày nay và những sai lầm thường xuyên gặp phải
Lấy khóe móng chân là một thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là trong xu hướng làm đẹp tại nhà của phái nữ hiện nay. Phương pháp lấy khóe móng chân tại nhà khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao và gia tăng tính thẩm mỹ cho bộ móng. Tuy nhiên, nhiều người không có kỹ năng lấy khóe móng chân nên trong khi cắt gây tổn thương khóe móng chân. Ngoài ra, cắt móng chân không đúng làm cho móng chân chọc vào thịt gây ra hiện tượng mưng mủ, ửng đỏ, nhiễm trùng,…
Khi tự làm nail tại nhà, trước khi sơn móng, nhiều người thường dùng kìm để cắt móng và da thừa xung quanh tạo hình. Với người không chuyên, họ thao tác sai lầm, cắt sâu 2 bên khóe. Việc này khiến lớp bảo vệ bị mất đi, dễ tạo nên vết xước, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Bởi có tới hơn 3000 loại vi khuẩn ẩn nấp ở kẽ móng trong điều kiện thông thường. Nếu có tiếp xúc với môi trường xấu, kích thích vi khuẩn phát triển, chúng sẽ tấn công cơ thể.
2. Một số rủi ro lây nhiễm bệnh khi sử dụng chung dụng cụ tự lấy khóe ở nhà
Chín mé
Chín mé là bệnh nhiễm trùng sinh mủ ở đầu múp ngón, do tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus) gây ra. Nếu móng bị cắt tỉa quá sát sẽ tổn thương vùng da xung quanh đó. Khóe ngón chân, tay sẽ bị viêm, đỏ tấy, đau nhức. Bệnh này ít có biểu hiện vào ban đầu nên nhiều người không chú trọng chữa trị. Tuy nhiên, khi trở nên nặng hơn sẽ dẫn đến mưng mủ hoặc gây áp xe ở đầu múp các ngón.
Chín mé là hiện tượng mô mềm đều ngón bị nhiễm trùng
Diễn biến của bệnh dai dẳng và xuất hiện biến chứng nặng. Nếu để lâu không chữa trị sẽ gây viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết. Điều trị bệnh này còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng cũng như thể chín mé và cơ địa của bệnh nhân. Thông thường cách trị sẽ là trích rạch và dẫn lưu sớm. Nguy hiểm hơn nữa là có thể phải tháo móng, tháo khớp để điều trị.
Bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị chín mé tại đây: Chín mé có phải là bệnh không? Cách điều trị đúng bệnh này (laykhoemongchan.com)
Nấm móng
Nấm móng hay còn gọi là bệnh nấm móng là một tình trạng phổ biến hiện nay. Khi vết thương ở khóe chân bị hở tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Từ đó gây nhiễm nấm, nhiễm trùng. Bệnh có biểu hiện ban đầu từ một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng. Sau đó phát triển làm móng dày lên, giòn xốp, hình dáng bị bóp méo. Tiếp theo chuyển thành màu tối khó coi, gây đau đớn và có mùi hôi.
Nấm móng có mùi hôi và gây mất thẩm mỹ
Bệnh rất khó chữa và tiến trình điều trị cũng rất lâu dài. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ lây sang các móng khác. Có thể dẫn đến các biến chứng như bội nhiễm vi trùng hoặc chàm hóa. Đây cũng là một trong những lý do nên cẩn thận khi dùng chung đồ cắt móng tay.
Viêm quanh móng
Viêm quanh móng là một trong những hiện tượng da liễu khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh phần lớn là xuất phát từ việc sử dụng kềm cắt da không vệ sinh để châm chích lớp biểu bì, vành da mỏng bên lề ngoài của móng. Nếu cắt quá sâu, móng phát triển bất thường sẽ chọc vào tổ chức xung quanh, gây hiện tượng móng chọc thịt. Nhiễm trùng quanh móng thường tiến triển nhanh, gây nhiễm trùng vùng da bao quanh móng với biểu hiện nóng đỏ, có mủ và sưng tấy đau đớn.
Viêm quanh móng khiến nhiều người chịu đau đớn
Bệnh có xu hướng tiến triển thành dạng mạn tính và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Nếu không điều trị thích hợp, bệnh có thể diễn tiến viêm tủy xương các ngón gây biến dạng và hạn chế khả năng vận động. Cần đặc biệt lưu ý là viêm quanh móng còn có khả năng lây từ người này sang người khác.
Viêm gan B và C
Khi sử dụng tại nhà, nhiều người không sát trùng dụng cụ lấy khóe trước sau khi làm và đây là nơi trú ẩn lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại. Nó cũng có thể trở thành vật trung gian lây nhiễm các bệnh nguy hiểm. Ví dụ như viêm gan B và C, cực khó chữa và gây nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Đây là kết luận của một nghiên cứu được đưa ra tại hội nghị khoa học thường niên của American College of Gastroenterology tại Mỹ. Nếu dùng chung dụng cụ làm móng với người mắc bệnh viêm gan, chị em có thể rước họa vào thân.
Có thể thấy, lấy khoé móng chân tưởng như rất đơn giản nhẹ nhàng, thế nhưng có rất nhiều người đã phải nhập viện điều trị vì chủ quan với một vết xước nhỏ khi tự lấy khoé móng chân. Thời gian qua đã có nhiều chị em rơi vào hoàn cảnh “tiền mất tật mang” khi những bộ móng quyến rũ nay trở nên sần sùi, mưng mủ chỉ vì xem nhẹ vấn đề vệ sinh dụng cụ khi đi làm móng.
3. Hãy bảo vệ bản thân đúng cách khi làm nail hay lấy khóe móng chân tại nhà
Sắm riêng một bộ dụng cụ làm móng tốt
Cách đơn giản nhất là sắm riêng một bộ dụng cụ làm móng để sử dụng, mỗi khi tới tiệm nail, bạn cũng có thể mang nó theo và yêu cầu nhân viên sử dụng thay cho bộ dụng cụ của tiệm. Việc chọn các thương hiệu uy tín, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, quy trình sản xuất loại bỏ các vi khuẩn gây hại cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng mà bạn nên cân nhắc. Ngoài ra, nên chọn bộ kềm được sản xuất từ các loại thép cao cấp để hạn chế gỉ sét trong quá trình sử dụng.
Vệ sinh dụng cụ làm móng thường xuyên
Có bộ kềm riêng thôi là chưa đủ để bảo vệ bạn an toàn tuyệt đối trước vi khuẩn. Cần phải vệ sinh dụng cụ thường xuyên và tiệt trùng chúng thật sạch. Nên áp dụng các phương pháp vệ sinh kềm, diệt khuẩn công nghệ cao sau mỗi lần làm móng. Theo quy trình sát trùng chuẩn, các dụng cụ phải được hấp với nhiệt độ cao. Cụ thể là 120 độ C trong 30 phút với máy hấp ướt chuyên dụng theo tiêu chuẩn y tế. Chỉ như thế mới sạch sẽ hoàn toàn và không tiềm ẩn những mầm bệnh nguy hiểm.
Thực hiện tiểu phẫu với bác sĩ, cơ sở uy tín đảm bảo
Với khóe móng quặp sâu, đâm vào thịt, móng cong vòng, bạn không thể đảm bảo mình có thể xử lý an toàn được nên đến gặp bác sĩ trực tiếp xử lý, không nên đến tiệm làm móng vì chưa chắc các nhân viên của cửa hàng đã biết cách xử lý, nếu để người thiếu kinh nghiệm lấy khóe, có thể gây nhiễm trùng, mưng mủ. Nếu chân bị viêm nhiễm, mưng mủ bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, không nên tự ý chữa trị vì có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nặng và nguy hiểm.
Bạn đọc có thể tham khảo các biểu hiện của móng chọc thịt tại đây: Biểu hiện bệnh móng chọc thịt, chín mé, viêm khóe móng chân (laykhoemongchan.com)
Nếu có thắc mắc về lấy khóe móng chân bạn có thể nhắn tin Fanpage hoặc Zalo phía dưới để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.