Giống như móng chân, móng tay cũng có khóe và nhiều chị em thường muốn loại bỏ nó. Chính vì vậy, việc đi lấy khóe móng tay định kì đã trở thành thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, điều này có thật sự cần thiết cho sức khỏe của móng. Hãy cùng Laykhoemongchan.com đi tìm lời giải đáp ở bài viết bên dưới nhé.
Khóe móng tay có nguy hiểm không?
Khóe ở hai bên góc móng được xem như một bộ phận bình thường của cơ thể, nếu khóe móng không bị tác động dẫn đến tổn thương thì nó không gây khó chịu cho bạn. Vì vậy, việc loại bỏ khóe móng tay không thực sự cần thiết. Dù vậy, với nhiều phụ nữ thì đây lại là điều cần thiết vì họ muốn làm sạch móng, giúp bộ móng nhìn gọn gàng, thẩm mỹ hơn, tăng vẻ đẹp cho đôi tay.
Đọc thêm Có nên lấy khóe móng chân tại nhà?
Hướng dẫn kỹ thuật lấy khóe móng tay an toàn
Kỹ thuật cắt da thừa móng tay
Trước khi bắt đầu quá trình lấy khóe móng tay, hãy ngâm tay của bạn trong nước ấm để làm da mềm ra. Điều này giúp việc loại bỏ phần da thừa trở nên dễ dàng hơn. Tiếp đó, bạn có thể dùng kem tẩy tế bào da chết để loại bỏ hoàn toàn lớp da thừa ở móng và chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Nhân viên nail sẽ sử dụng dụng cụ đẩy da một cách nhẹ nhàng để loại bỏ phần da chết ở khóe và xung quanh viền móng. Sau đó, bạn chỉ cần lấy miếng bông nhỏ có thấm nước để lau sạch tay và bôi kem dưỡng để chăm sóc làn da. Khi đã hoàn tất quá trình loại bỏ da thừa, móng tay của bạn sẽ trở nên gọn gàng, sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc lấy khóe móng tay.
Kỹ thuật cầm kềm
Có nhiều cách cầm kềm khác nhau để lấy khóe móng tay. Tùy thuộc vào sở thích cũng như thói quen cá nhân mà mỗi người sẽ lựa chọn cách phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định sử dụng kềm để loại bỏ da thừa xung quanh móng tay thì các thao tác cần phải nhanh chóng, dứt khoát và đúng kỹ thuật để tránh nguy cơ gây xước da, đặc biệt là ở vị trí rãnh móng. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:
- Đầu tiên, hãy hạ hai thanh ngang ở giữa phần thân của kềm xuống.
- Đặt lòng bàn tay ngửa ra và đặt ngón trỏ dưới đuôi của lưỡi kềm.
- Đặt ngón giữa tại phần thân kềm và dùng hai ngón áp út ôm trọn một bên kềm. Nhẹ nhàng đẩy ngón tay giữa ra ngoài lòng bàn tay để mở lưỡi kềm. Nếu muốn đóng lưỡi lại, bạn chỉ cần sử dụng hai ngón áp út để đẩy một bên của kềm vào lòng bàn tay.
Lưu ý:
Để đảm bảo quá trình lấy khóe móng tay diễn ra mượt mà, hãy để kềm luôn đủ sắc bén. Ngoài ra, kỹ thuật cắt da móng tay hoặc chân đạt chuẩn hay không chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng cầm kềm của bạn. Việc sử dụng lực vừa đủ là quan trọng để tránh gây tổn thương cho da ở móng tay, vì vậy hãy duy trì sức vừa đủ, không quá mạnh, cũng không quá nhẹ. Thông thường, trong quá trình cắt da, việc đi kềm theo chiều hình tròn sẽ giúp đảm bảo không bỏ sót bất kỳ vùng da nào và giữ cho lưỡi kềm luôn sắc bén và sạch sẽ.
Kỹ thuật dũa móng
Dùng dũa móng để mài mòn những góc cạnh còn sắc nhọn, dễ gây tổn thương cho cơ thể. Dũa móng còn giúp tạo khối cho móng có hình dáng đẹp và gọn gàng hơn. Sau bước định hình móng, hãy lấy khăn ướt lau sạch móng. Đối với những người có móng yếu, giòn, và dễ gãy, có thể bôi một lớp mỏng dầu dưỡng móng để làm cho móng trở nên chắc khỏe hơn.
Xem chi tiết Cách dùng cây lấy khóe móng
Những điều cần chú ý để móng tay khỏe mạnh
Chăm sóc móng trước và sau khi lấy khóe móng tay là điều cần thiết để bảo vệ móng luôn khỏe mạnh. Bạn nên lưu ý những điều sau trong quá trình nuôi dưỡng móng nhé:
- Hạn chế dùng sơn gel khi đi làm đẹp cho móng, tốt nhất hãy để móng tự nhiên, không để móng tiếp xúc với sơn móng tay hay các hóa chất khác
- Bổ sung hải sản vào bữa ăn, nhất là các động vật giáp xác như tôm, cua, ghẹ,…
- Bôi kem dưỡng da tay mỗi tối hoặc khi ngồi làm việc trong phòng máy lạnh khô hanh. Nếu có thể hãy dùng thêm dầu dưỡng dành riêng cho móng
- Cắt móng đúng cách, không sát da, không chọc sâu vào bản móng, cắt dứt khoát để tránh móng bị xước, bị thương
- Chọn dụng cụ lấy khóe móng tay đủ sắc bén và khử trùng bằng cồn trước khi lấy khóe móng tay
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và giải đáp thắc mắc của bạn về việc lấy khóe móng tay. Các bước lấy khóe móng thường trải qua các giai đoạn như lấy da thừa, cắt móng và lấy khóe. Hãy đảm bảo bạn đã thực hiện đúng kỹ thuật, nếu không có thể gây hậu quả không mong muốn như móng chọc vào thịt. Khi bị móng chọc thịt, bạn cần đến bác sĩ ngay để được điều trị, và tuyệt đối không tự ý lấy khóe móng tay/chân nhé.