Cách dùng cây lấy khóe móng không làm tổn thương móng

Việc loại bỏ khóe móng chân có thể nói là sở thích và là thói quen của nhiều chị em phụ nữ, nhưng không phải ai cũng biết cách lấy khóe đúng. Để hỗ trợ cho quá trình lấy khóe, bạn nên đầu tư một bộ dụng cụ làm móng lấy khóe riêng, nhất là cây lấy khóe móng để khóe được lấy ra nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Hãy cùng tìm hiểu thêm về cây lấy khóe móng và cách chăm sóc móng khỏe mạnh nhé.

Nên lấy khóe móng chân hay không?

Khóe ở móng là điều bình thường của cơ thể, nó không gây đau nhức hay khó chịu cho chúng ta. Dù vậy, các chị em phụ nữ vẫn có thói quen đến tiệm nails lấy khóe để móng chân sạch sẽ và thẩm mỹ hơn. Vì vậy, tùy theo nhu cầu của mỗi người mà bạn có thể chọn lấy khóe hoặc không.

Tùy theo nhu cầu của mỗi người mà có thể chọn lấy khóe hoặc không
Tùy theo nhu cầu của mỗi người mà có thể chọn lấy khóe hoặc không

Tuy nhiên, việc lấy khóe sai cách và không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến khóe móng bị thương, sưng đau, chảy máu, và tệ hơn hết là nhiễm trùng. Lúc này, bạn phải đến bệnh viện uy tín để khám chữa thì mới điều trị dứt điểm được. Và để đảm bảo quá trình lấy khóe diễn ra thuận lợi, ít sai sót, việc đầu tư cây lấy khóe móng đạt chuẩn là điều cần thiết.

Có thể bạn quan tâm Lấy khóe móng chân bị nhức có nguy hiểm không?

Cây lấy khóe móng chất lượng tốt sẽ như nào?

Trên thị trường hiện đang phổ biến cây lấy khóe móng cán gỗ. Sản phẩm được cấu thành từ 2 bộ phận: thân và đầu lưỡi.

  • Thân được làm bằng gỗ chắc chắn, dễ cằm nắm, không bong tróc, không sần sùi, đầu lưỡi được bảo quản kĩ lưỡng không bị gỉ sét.
Cây lấy khóe móng chân/tay
Cây lấy khóe móng chân/tay
  • Đầu lưỡi dày, chắc và bén được làm từ chất liệu thép hoặc inox không gỉ, thiết kế đầu nhỏ dễ dàng di chuyển vào sâu bên trong các khóe chân/tay, loại bỏ tận gốc khóe móng cứng đầu.
  • Thân và đầu lưỡi được gắn với nhau chắc chắn, hạn chế hở keo, an toàn cho việc lấy khóe móng.

Cây lấy khóe móng là một công cụ hữu ích hỗ trợ thợ nail trong quá trình làm sạch và vệ sinh móng, nhất là giúp đẩy và lấy khóe dễ dàng hơn. Hiện tại giá của cây lấy khóe móng đang dao động từ 5-25 nghìn đồng tùy vào chất lượng và kích thước sản phẩm.

Lưu ý:

  • Vệ sinh sạch sẽ sản phẩm sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Tránh để sản phẩm rơi để kéo dài tuổi thọ, sử dụng lâu bền.
  • Giữ xa tầm tay của trẻ em cũng như thú nuôi để tránh tai nạn không mong muốn.

Cách sử dụng cây lấy khóe móng chân

Cây lấy khóe móng là dụng cụ giúp thợ làm móng vệ sinh móng hiệu quả, đặc biệt là để lấy khóe dễ dàng hơn. Dưới đây là các bước dùng cây lấy khóe móng chân:

Bước 1: Trước khi bắt đầu, hãy khử trùng cây lấy khóe móng chân bằng cồn để đảm bảo vệ sinh.

Bước 2: Sử dụng kềm cắt da để loại bỏ phần da thừa xung quanh móng, giúp móng trở nên gọn gàng và đẹp hơn. Trước khi thực hiện, có thể ngâm chân vào thau nước sạch để làm mềm da, giúp quá trình cắt da trở nên dễ dàng hơn.

Bước 3: Cẩn thận thực hiện việc cắt da, đảm bảo không cắt quá sát vào móng và làm đều cho cả hai bàn chân.

Bước 4: Sử dụng cây lấy khóe móng chân một cách nhẹ nhàng và từ từ để đẩy lấy khóe. Không chọc quá sâu vào góc khóe để tránh gây xước và chảy máu, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Bước 5: Sau khi hoàn thành quá trình lấy khóe, rửa chân bằng nước sạch và lau khô bằng khăn sạch để hoàn tất quá trình lấy khóe móng chân.

Đọc thêm Bộ dao lấy khóe móng chân bạn nên có

Cách chăm sóc và bảo vệ móng khỏe mạnh

Bên cạnh việc lấy khóe, bạn cũng nên biết thêm những kiến thức bổ ích giúp móng khỏe, cứng cáp và đẹp hơn. Laykhoemongchan.com xin chia sẻ với bạn một vài mẹo chăm sóc móng hiệu quả như sau:

  • Không nên cắt móng quá ngắn để tránh tình trạng móng mọc ngược.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, biotin, sắt, kẽm, và các chất dinh dưỡng khác.
Ăn uống đủ chất để nuôi dưỡng móng
Ăn uống đủ chất để nuôi dưỡng móng
  • Uống nước đều đặn là điều quan trọng để cung cấp đủ chất lỏng cho móng, giúp tránh tình trạng móng giòn và dễ gãy.
  • Tránh làm móng gel: Thường xuyên làm móng gel có thể làm hỏng móng. Tia UV sử dụng để làm khô sơn cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cơ thể. Đồng thời, tránh tẩy sơn móng tay thường xuyên để ngăn chặn móng trở nên mỏng và yếu
  • Thay tất ít nhất mỗi ngày một lần để giữ chân luôn sạch sẽ, tránh phát sinh vi khuẩn.
  • Duy trì thói quen rửa chân và lau khô ngay mỗi khi đi từ ngoài về nhà hoặc khi chân dính bẩn.
Rửa chân sạch sẽ mỗi ngày
Rửa chân sạch sẽ mỗi ngày
  • Sử dụng kem dưỡng móng giúp cung cấp dưỡng chất, làm móng trở nên chắc khỏe và bóng mượt. Hãy thoa kem dưỡng móng 1-2 lần mỗi tuần.
  • Lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của móng. Nếu móng  ngày càng yếu đi thì hãy tìm gặp bác sĩ để tư vấn tránh tác dụng phụ.

Tóm lại, cây lấy khóe móng là dụng cụ không thể thiếu để quá trình lấy khóe diễn ra thuận lợi và tránh gây tổn thương cho móng. Một cây lấy khóe móng tốt phải làm từ chất liệu không gỉ, thiết kế sắc nhọn vừa đủ phù hợp cho việc lấy khóe. Bạn hoàn toàn có thể tự lấy khóe móng tại nhà hoặc đến các tiệm nails. Tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng móng bị tổn thương, móng chọc vào thịt thì phải đến bệnh viện điều trị ngay, không được tự ý lấy khóe để tránh nhiễm trùng.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về tiểu phẫu lấy khóe hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tại Laykhoemongchan.com thì hãy liên hệ ngay qua nút gọi bên trái nhé.