Cắt khóe chân tại nhà sai cách tiềm ẩn những nguy cơ gì?

Cắt khóe chân tưởng như rất đơn giản và dễ thực hiện, nhưng thực tế việc cắt khóe làm móng cần thực hiện đúng kỹ thuật thì mới đảm bảo an toàn. Trên thực tế, có rất ít người biết cách cắt khóe chân đúng và điều này dẫn đến những nguy cơ không mong muốn. Để tìm hiểu rõ hơn về các nguy cơ này, hãy cùng Laykhoemongchan.com tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Làm sao biết khi nào cần cắt khóe chân?

Đầu tiên, phải khẳng định khóe móng chân không hề gây hại cho sức khỏe và bàn chân. Nhưng nếu bạn thấy khó chịu vì khóe móng khiến chân không được gọn gàng, sạch sẽ thì bạn có thể tự cắt khóe chân tại nhà hoặc đến các tiệm nail nhé. Điều này hoàn toàn không gây hại cho móng, ngược lại còn tăng thêm vẻ đẹp cho đôi bàn chân, nhất là những ai thích sơn móng và trang trí móng.

Lấy khóe để làm đẹp cho móng
Lấy khóe để làm đẹp cho móng

Bạn có thể đi cắt khóe chân thường xuyên, định kỳ hàng tuần vì điều này hoàn toàn không có hại, tuy nhiên không nên lấy khóe quá 3 lần/tuần vì nó không cần thiết. Và với những người không có thói quen lấy khóe làm móng (nhất là nam giới) thì bạn vẫn cần cắt khóe chân trong các trường hợp sau:

  • Khóe móng sưng tấy
  • Móng bị viêm nhiễm
  • Móng tấy đỏ không khỏi
  • Khóe móng chảy dịch mủ bất thường

Một khi khóe móng bị tổn thương, sưng viêm thì việc cắt khóe chân cần được thực hiện tại bệnh viện – nơi có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp. Bạn không nên đến các tiệm nail hoặc cắt khóe chân tại nhà vì điều đó làm tăng khả năng viêm nhiễm do dụng cụ không đảm bảo, thiếu kinh nghiệm và thực hiện không đúng kỹ thuật.

Hướng dẫn kỹ thuật cắt khóe chân đúng

Tiếp theo, Laykhoemongchan.com sẽ hướng dẫn bạn các bước lấy khóe đúng cách giúp hạn chế khóe móng bị sưng viêm nhé.

Tại sao lấy khóe móng chân?
Cách lấy khóe móng hạn chế sưng viêm

Bước 1: Chuẩn bị bộ dụng cụ làm móng riêng gồm các món cơ bản: 1 kềm cắt  móng, 1 cây lấy khóe đầu nhọn vừa phải, 1 cây nâng bản móng, 1 que dũa móng. Tất nhiên chất liệu phải là thép không gỉ, và nhớ sát khuẩn bằng cồn trước nhé.

Bước 2: Chọn không gian. Không nên cắt khóe chân ở nơi quá đông người vì dễ bị va chạm trong lúc lấy khóe. Điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến cây lấy khóe chọt sâu vào trong da thịt.

Bước 3: Loại bỏ bớt da thừa xung quanh móng và bắt đầu cắt khóe chân. Nếu bạn tự cắt khóe và không có kinh nghiệm thì chỉ cắt phần khóe lòi hẳn ra bên ngoài, tránh chọc vào bên trong.

Bước 4: Rửa chân lại với nước mát, nhất là khi bạn cắt khóe chân bị chảy máu và lau khô chân.

Tìm hiểu thêm: Cách lấy khóe móng đơn giản 

Những hậu quả do cắt khóe chân tại nhà sai cách

Khi vô tình cắt khóe chân sai cách, khả năng cao khóe sẽ bị viêm và khiến bạn đau nhức, khó chịu dai dẳng. Có không ít trường hợp người bệnh tự cắt khóe chân sai cách và đã dẫn đến những hậu quả khó lường.

Nhiễm trùng do trầy xước

Trong lúc tự cắt móng lấy khóe tại nhà, bệnh nhân đã vô tình khiến chân bị thương và trầy xước. Sau đó ngay vị trí móng này bắt đầu đau nhức và sưng phù. Có lẽ vì người bệnh quá chủ quan, không chăm sóc vết thương cẩn thận nên chỉ vài ngày sau ngón chân đã có dấu hiệu nhiễm trùng.

Giai đoạn 2: tình trạng bệnh nặng hơn, có dấu hiệu lở loét
Khóe móng nhiễm trùng

Với trường hợp này, nếu bệnh nhân chăm vết thương tốt hơn thì sẽ không có vấn đề gì, chỉ cần rửa lại móng với nước sạch, dùng băng keo cá nhân hoặc dùng gạc (nếu vết thương khá lớn) để băng lại, tránh cho vết thương dính nước và nhiễm khuẩn là ổn ngay.

Qua trường hợp này, các bạn nên rút kinh nghiệm khi cắt khóe chân. Hãy cẩn thận đừng để móng bị vết thương hở, và nếu có thì cần xử lý ngay, không nên để mặc vết thương tự lành.

Viêm khóe do cắt khóe sai cách

Tại Hồ Chí Minh, một bé trai đã đến bệnh viện trong tình trạng móng bị đau nhức đến mức không thể tự đi lại được mà phải có người thân dìu. Được biết, bé trai đã tự cắt khóe chân mà không có người lớn giúp đỡ, vì là lần đầu cắt khóe và còn nhỏ tuổi nên em đã cắt sai cách. Vài ngày sau đó, khóe móng bắt đầu tấy đỏ, nhấn vào thấy rất đau và khiến em không thể đi lại như bình thường.

Khóe móng chân bị sưng viêm
Khóe móng chân sưng to, đau nhức dai dẳng

Theo như kết quả khám lâm sàng thì phần khóe móng bị viêm đã sưng phù to, có dịch mủ hôi thối tiết ra. Cùng với đó phần móng mới mọc ra đã đâm vào thịt làm thành móng quặp (móng chọc thịt). Với tình trạng này, bé cần làm tiểu phẫu ngay thì mới chấm dứt được hiện tượng này

Thực tế, có rất nhiều trường hợp móng chọc thịt, viêm khóe móng đến từ nguyên nhân cắt khóe chân tại nhà. Do đó, nếu không có kinh nghiệm lấy khóe, bạn không nên tự ý lấy khóe sâu và cần tìm địa chỉ uy tín để làm nhé.

Tóm lại, cắt khóe chân là một loạt những thao tác cần thực hiện đúng kỹ thuật. Bạn hoàn toàn có thể đi lấy khóe định kỳ, tuy nhiên cần có tần suất hợp lý và chọn làm ở các địa chỉ uy tín. Đồng thời, khi phát hiện các dấu hiệu khác thường như đau nhức, tấy đỏ, mưng mủ thì bạn nên đến bệnh viện khám ngay nhé.

Đọc thêm: Coi lấy khóe móng chân ở đâu? Lấy khóe có đau không?