Khóe của móng chân mặc dù nhỏ bé và ít liên quan đến hoạt động hàng ngày nhưng nhiều người vẫn có thói quen lấy khóe định kỳ. Việc này không chỉ giúp duy trì sự sạch sẽ cho móng mà còn làm đẹp móng. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách có thể gây ra những vấn đề như mưng mủ hoặc nhiễm trùng. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn những điều cần lưu ý trong cách lấy khóe móng chân.
Khóe móng chân là gì ?
Khóe là khu vực ở hai bên rìa của móng chân, nơi móng mọc thuôn ra hai bên. Trong các hoạt động hàng ngày, khóe móng chân thường không tạo ra cảm giác đau đớn hoặc bất tiện. Do đó tuỳ thuộc vào sở thích cá nhân mà mọi người có thể không lấy khóe hoặc lựa chọn cách lấy khóe và chăm sóc móng định kỳ.
Có cần lấy khóe móng định kỳ không?
Có khá nhiều người có thói quen lấy khóe móng định kỳ, nhất là các chị em phụ nữ. Họ thường tìm đến các tiệm nails lấy khóe hàng tuần, hàng tháng để các ngón chân nhìn sạch sẽ, vệ sinh, tăng tính thẩm mỹ cho bàn chân.
Việc lấy khóe định kỳ như vậy không có gì đáng lo ngại và nó cũng không cần thiết, nếu bạn có nhu cầu thì làm thôi. Tuy nhiên, cách lấy khóe ở các tiệm nails có khi không đúng và làm tổn thương đến móng chân, khiến móng mọc lên đâm vào thịt gây đau nhức.
Những sai lầm trong cách lấy khóe và điều cần lưu ý
Khi lấy khóe móng chân, nhiều người thường vô tình mắc phải những sai lầm trong cách lấy khóe như sau:
- Cắt móng quá sát
- Chọc lấy khóe quá sâu
- Sử dụng một bộ lấy khóe cho nhiều người
- Không dũa móng sau khi cắt hay lấy khóe
Để tránh lặp lại những sai lầm gây tổn thương cho ngón chân, bạn cần lưu ý một vài điều trong cách lấy khóe:
- Vệ sinh bộ dao lấy khóe sau mỗi lần sử dụng. Cứ sau mỗi lần làm móng, lấy khóe, bạn hãy khử trùng bộ dụng cụ thật kỹ. Nếu gia đình bạn chỉ có một bộ dụng cụ thì càng cần lưu ý điều này, vì ngày nay các bệnh lây nhiễm qua da và máu ngày càng nhiều hơn.
- Không cắt móng quá sát. Tối đa chỉ cắt đến phần móng màu trắng lộ ra khỏi đầu ngón chân. Không cắt sâu phạm vào phần móng màu hồng vì sẽ gây chảy máu và tổn thương móng.
- Nếu bạn không có kinh nghiệm tự lấy khóe tại nhà thì không nên tự ý lấy khóe, thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được lấy khóe đúng cách.
- Khi tự lấy khóe tại nhà, hãy chắc rằng bạn có đủ bộ dụng cụ lấy khóe và chúng phải đủ sắc bén, không quá cùn để đường cắt mượt mà và an toàn cho móng.
- Nên dũa móng sau khi cắt và lấy khóe để dáng móng đẹp hơn và tránh hình ảnh móng răng cưa. Móng răng cưa không chỉ mất thẩm mỹ mà còn dễ gây tổn thương cho cơ thể và móng.
Khi nào cần đến bác sĩ lấy khóe?
Khi bạn tự lấy khóe tại nhà hoặc lấy khóe ở các tiệm nails không đúng cách thì đó là lúc bạn cần đến gặp bác sĩ. Cách lấy khóe sai lầm sẽ khiến hai bên móng sưng phù, thâm tím, gây đau nhức và cản trở việc đi lại, vận động thể dục thể thao.
Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng này kéo dài không được chữa trị kịp thời, hoặc bệnh nhân tự ý lấy khóe một cách qua loa, không khoa học thì khả năng móng bị nhiễm trùng là rất cao. Lúc này tình hình sẽ khó kiểm soát và việc tiểu phẫu trở nên phức tạp hơn.
Tóm lại, bạn cần biết cách lấy khóe móng đúng để tránh việc móng bị tổn thương không mong muốn. Trước khi lấy khóe và cắt móng, hãy nhớ chọn bộ dụng cụ lấy khóe mới và vệ sinh sạch sẽ chúng bằng cồn. Ngoài ra, nếu không có kinh nghiệm lấy khóe, bạn hãy tìm đến bác sĩ để thực hiện, không nên tự ý lấy khóe tại nhà. Laykhoemongchan.com luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn một cách chi tiết nhất, hãy liên hệ với chúng tôi qua nút gọi bên trái màn hình nhé.