Nếu thường xuyên lấy khóe móng chân tại nhà, có lẽ bạn đã có một bộ dao lấy khóe móng chân của riêng mình. Nhưng liệu các dụng cụ đó có uy tín và phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn? Hãy cùng Laykhoemongchan.com tìm hiểu nhé!
Dao lấy khóe móng chân là gì?
Dao lấy khóe móng chân là một trong những dụng cụ không những cần thiết cho các thợ làm nails mà còn cho cả gia đình bạn. Có một bộ dao lấy khóe móng chân trong nhà sẽ giúp vệ sinh móng sạch sẽ hơn, nhất là giúp cho quá trình lấy khóe trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Dùng dao lấy khóe móng chân vừa đảm bảo vệ sinh cho toàn bộ quá trình lấy khóe vừa đảm bảo sức khỏe của bạn.
Bộ dao lấy khóe móng chân như nào là tốt?
Dao lấy khóe móng chân là trợ thủ không thể thiếu tại các tiệm làm nails vì nó giúp các thợ lấy khóe dễ dàng, chính xác, vệ sinh, tiết kiệm thời gian.
Số lượng
Dao lấy khóe móng chân không như các loại dao bình thường mà được sản xuất với hình dáng, kích thước và chất liệu phù hợp cho việc lấy khóe. Một bộ dao lấy khóe móng chân chuyên dụng sẽ có 3 món cơ bản sau:
- 1 chiếc đầu nhọn để chọc lấy khóe
- 2 chiếc đầu vuông (gồm đầu to và đầu nhỏ) để lấy da chết dễ dàng
Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu làm móng ở cả nam và nữ, bộ dụng cụ này có thể có đến hơn mười món hoặc vài chục món tùy vào nhu cầu sử dụng của tiệm nails.
Chất liệu
Dao lấy khóe móng tốt phải có phần đầu dao được làm từ chất liệu không gỉ như thép y tế, inox cao cấp, và nếu phần cán cũng làm từ chất liệu chống gỉ sét thì càng tốt. Tùy thuộc vào mỗi nhà sản xuất mà chất liệu làm phần đầu và cán dao có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Thiết kế
Dao lấy khóe móng chân gồm 2 phần là đầu dao và thân dao.
- Đầu dao có thiết kế nhọn và sắc giúp bạn không cần dùng quá nhiều lực để lấy khóe, chỉ cần dùng tay thao tác nhẹ nhàng là được, tuy nhiên khi dùng bạn phải cẩn thận.
- Cán dao được thiết kế thon dài, nhỏ gọn cầm vừa tay để thuận tiện cho các thao tác.
Cách dùng dao lấy khóe móng chân đúng cách
Dùng dao chọc trực tiếp vào lấy khóe là cách làm sai mà nhiều người hay mắc phải vì sẽ khiến móng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng khóe chân bị sưng mủ. Hãy đọc và ghi nhớ các bước lấy khóe đúng nhé!
Bước 1: Ngâm chân bằng nước sạch từ 10 – 15 phút, có thể dùng nước mát hoặc nước ấm đều được, nhưng nước ấm sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Ngâm chân nằm mục đích loại bỏ các chất bẩn ở bàn chân và kẽ móng nhỏ hẹp khó làm sạch, đồng thời làm da quanh khóe chân mềm ra.
Bước 2: Dùng dao cắt khóe móng chân nhẹ nhàng, cẩn thận, dứt khoát. Chú ý không nên cắt sâu sát vào phần thịt để tránh da bị trầy xước và tổn thương. Nếu bạn còn muốn làm sạch tế bào chết ở gót chân, lòng bàn chân thì hãy đổi qua dùng 2 chiếc còn lại.
Bước 3: Tiếp tục ngâm và rửa chân lại một lần nữa với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn da chết vụn xung quanh móng.
Bước 4: Lau khô chân bằng khăn mềm và để chân khô tự nhiên.
Ngoài ra, bạn cần thêm lưu ý một số điều sau:
- Vệ sinh các dụng cụ sau mỗi lần lấy khóe
- Bảo quản dao lấy khóe móng chân trong hộp/bao đựng chuyên dụng (thường đi kèm theo sản phẩm)
- Tránh xa tầm tay trẻ nhỏ vì dao sắc nhọn dễ gây sát thương
- Tránh làm rơi dao vì sẽ ảnh hưởng đến lưỡi dao
- Không để các chất hóa học có tính ăn mòn dính vào dao
- Đặt dao nơi khô ráo thoáng mát
Có nên lấy khóe móng chân hay không?
Khóe là phần mọc thuôn ra hai bên rìa của móng. Thật ra khóe móng chân là một phần của cơ thể, nó vốn không ảnh hưởng đến sức khỏe nên việc lấy khóe móng chân là không thật sự cần thiết. Tuy vậy, vì để có bộ móng gọn gàng, sạch sẽ và dễ làm đẹp hơn mà các chị em phụ nữ thường thích đi làm móng, lấy khóe định kỳ.
Trong một vài tình huống khi dao cắt vào khóe quá sát sẽ khiến cho da bị tổn thương. Nếu bạn không biết chăm sóc và vệ sinh đúng cách sẽ gây ra tình trạng đau nhức, chảy máu, tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến móng bị mưng mủ, nhiễm nấm và nguy hiểm nhất là nhiễm trùng.
Đặc biệt, trong trường hợp móng chọc phải thịt thì bạn cần đến bệnh viện làm tiểu phẫu ngay để loại bỏ mầm móng gây hại, không nên tự ý lấy khóe móng tại nhà hoặc đến các tiệm nails để xử lý.
Có thể bạn muốn biết Lấy khóe móng chân bị nhức có nguy hiểm không?
Cách chăm sóc khóe móng chân bị sưng đau
Để chăm sóc khóe móng chân giảm bớt tình trạng sưng đau, bạn hãy tham khảo những cách đơn giản sau:
- Thoa kem kháng sinh đều đặn 2 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu có thể. Dùng thêm kem bôi chống viêm nếu cần thiết.
- Uống thuốc kháng sinh đúng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Chọn giày dép đúng size, hạn chế mang giày chật, ưu tiên giày hở mũi và hạn chế giày bít ngón, giày mũi nhọn.
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạch, đủ chất để vết thương nhanh lành. Nhưng hãy tránh xa rau muống, thịt bò và nước tương.
- Vệ sinh móng mỗi ngày và không để móng bị hầm bí, ẩm ướt.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về dao lấy khóe móng chân và cách sử dụng chúng hiệu quả. Bạn nên đầu tư một bộ dụng cụ làm móng, lấy khóe riêng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, tránh việc dùng chung dụng cụ tại tiệm nails vì có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua da và đường truyền máu cao. Ngoài ra, khi lấy khóe bị sưng đau hãy đến gặp bác sĩ kịp thời để xử lý nhé.