Bệnh Nấm Móng: Những Điều Bạn Không Bao Giờ Ngờ Đến!

Biểu hiện điển hình của các bệnh về móng thường là do vi nấm gây ra. Hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng bị nấm móng. Có thể bạn là một trong số đó. Đừng bao giờ chủ quan, hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này để bảo vệ đôi bàn tay, bàn chân của mình.

Nấm móng là gì?

Nấm móng hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng móng, là một tình trạng phổ biến do vi nấm xâm nhập vào móng tay hoặc móng chân, gây ra những biến đổi về hình dạng, màu sắc và độ dày của móng.

Nấm móng là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do hệ miễn dịch suy yếu và dễ gặp các vấn đề về tuần hoàn máu. Nếu không điều trị nấm móng hoàn toàn có thể lây lan từ móng bệnh sang móng lành gây cản trở công việc và những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày.

Nguyên nhân gây nấm móng

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng bị nấm móng:

  • Nhiễm nấm: Các vi nấm dermatophyte, nấm men, nấm mốc là thủ phạm chính gây ra tình trạng này.
  • Môi trường nóng, ẩm: Những người thường xuyên tiếp xúc, làm việc với những môi trường ẩm ướt như làm nông, làm bếp, tập luyện thể thao…
gây nấm móng
Nguyên nhân gây nấm móng do làm việc trong môi trường ẩm ướt, vi khuẩn
  • Vệ sinh kém: Do thói quen vệ sinh cơ thể của mỗi người, vệ sinh không sạch sẽ tay, chân, cắt móng quá sát, đi giày và mang bao tay quá chật cũng là một trong những yếu tố tạo ra môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển.
nóng gây nấm móng
Mang giày quá chật là nguyên nhân dẫn đến nấm móng
  • Sức khỏe kém: Những người có hệ miễn dịch kém, người mắc các bệnh tiểu đường, bệnh mạch máu ngoại biên thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng của nấm móng

Những dấu hiệu nhận biết bạn mắc bệnh nấm móng:

nấm móng chân chuyển màu
Nấm móng chân chuyển màu do vi nấm
nấm móng giòn
Bị nấm móng khiến móng giòn dễ gãy
  • Móng bị dày sừng và cứng.
  • Móng bị biến dạng gây rát, đau nhứt.

Ảnh hưởng của nấm móng

Nếu bệnh nhân xem nhẹ và điều trị không đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, dai dẳng và rất dễ tái phát.

  • Nhiễm trùng máu.
  • Viêm tủy xương.
  • Mất móng: ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây mất tự tin.
chuyển màu móng
Nấm móng gây chuyển màu, mất thẩm mỹ
  • Gây đau nhức: Khi bệnh tiến triển nặng gây đau nhứt, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
  • Lây lan: Nấm móng có nguy cơ lây lan cao từ móng bệnh sang móng lành và có thể lây sang người khác.

Các cách chữa khỏi bệnh nấm móng

Các bệnh nhân nhiễm nấm móng có thể sẽ khó điều trị trong thời gian ngắn. Thời gian điều trị có thể mất vài tháng hoặc hơn, điều đó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, loại vi nấm gây bệnh và phương pháp điều trị của mỗi người. Và ngay cả khi tình trạng bệnh cải thiện nhưng vẫn có khả năng cao sẽ tái phát nên người bệnh phải có những cách điều trị hợp lý. Sau đây là những phương pháp điều trị an toàn, dứt điểm bệnh nấm móng:

  • Điều trị bằng thuốc: Bệnh nhân nên đến bác sĩ da liễu hoặc các nhà thuốc uy tín dể có những sản phẩm bôi, đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Móng chân bị biến dạng
Bị nấm móng nên có phương pháp điều trị, vệ sinh an toàn
  • Loại bỏ phần móng bị nhiễm bệnh: Nên đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế để có thể tiến hành loại bỏ phần móng bị nhiễm bệnh bằng các phương pháp y tế an toàn.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp mắc bệnh nấm móng nặng, biện pháp này có thể được tiến hành.

Các phương pháp phòng ngừa nấm móng trở lại

Nên hình thành những thói quen sau đây để ngăn ngừa tái nhiễm nấm móng:

  • Luôn giữ móng sạch và khô: rửa tay thường xuyên. Nên rửa tay sau khi chạm vào móng bị nhiễm trùng. Sau đó, lau khô, thoa thuốc chống nấm và dưỡng ẩm cho móng.
Lau khô chân sau khi làm sạch khóe móng chân
Tránh bị nấm móng nên giữ móng luôn sạch và khô
  • Cắt tỉa móng đúng cách và dũa móng kĩ. Khử trùng kềm cắt sau mỗi lần sử dụng. Không để móng quá dài, bẩn vì chúng sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh.
cách chống nấm móng
Khi vệ sinh móng không nên cắt tỉa móng quá sát
  • Không sơn móng tay và gắn móng giả trong quá trình mắc bệnh.
  • Tránh đi chân trần ở các khu vực công động, ẩm ướt như phòng tắm, phòng thay đồ hoặc những nơi bẩn nhiều cát, bụi.
  • Hạn chế các vết thương nhỏ vì nấm có thể xâm nhập từ đây.
  • Vệ sinh giày và tất thường xuyên, chọn giày và găng tay vừa vặn không nên mang quá rộng hoặc quá chật.
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả tặng cường các chất có lợi để nâng cao sức khỏe, đề kháng tốt cho da và móng.

Xem thêm: Cách làm hồi phục móng nhanh sau khi chữa bệnh

Kết Luận

Nấm móng không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nó có thể gây nhiều phiền toái trong thời gian dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, mọi người cần phải lưu ý nên có biện pháp phòng ngừa an toàn và tìm cách điều trị đúng cách để không mắc bệnh. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nấm móng hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.