Móng Chân Bị Tím Đang Cảnh Báo Điều Gì Cho Bạn?

Móng chân bị tím là tình trạng không hiếm gặp, có thể đến từ chấn thương nhẹ khi vận động hoặc báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được quan tâm. Vậy móng chân tím có gây nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và nên xử lý như thế nào? Hãy cùng Laykhoemongchan.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến móng chân bị tím

Dưới đây là các nguyên nhân chính làm móng chân bị tím

Chấn thương vật lý

Khi móng chân chịu lực tác động mạnh như va đập, dẫm lên vật cứng hoặc bị kẹp, các mao mạch dưới móng có thể bị vỡ gây ra tình trạng tụ máu, khiến móng chuyển sang màu tím hoặc đen. Ngoài ra, việc mang giày dép quá chật cũng có thể gây ra điều này.

Luyện tập thể thao cường độ cao

Một cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn chế độ luyện tập hợp lý để tránh gây áp lực liên tục lên bàn chân bởi vì khi bạn tập thể thao với cường độ quá cao thì móng chân của bạn sẽ rất dễ bị bầm tím và đau nhức.

Khi móng chân chịu lực tác động mạnh, các mao mạch dưới móng có thể bị vỡ gây ra tình trạng tụ máu
Khi móng chân chịu lực tác động mạnh, các mao mạch dưới móng có thể bị vỡ gây ra tình trạng tụ máu

Rối loạn tuần hoàn máu

Một số bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch như huyết áp thấp, bệnh tim, tiểu đường hoặc hội chứng Raynaud có thể làm giảm lưu lượng máu đến các chi, đặc biệt là đầu ngón chân cũng có thể làm cho móng chân bị tím.

Nhiễm trùng hoặc nấm móng

Nếu móng chân bị viêm hoặc nhiễm nấm kéo dài, móng có thể trở nên yếu, dễ bong tróc và thay đổi màu sắc, thậm chí chuyển sang tím đậm theo thời gian. Vì vậy, bạn nên thường xuyên quan sát tình trạng móng để kịp thời nhận ra những dấu hiệu bất thường và xử lý sớm.

Nếu móng chân bị viêm hoặc nhiễm nấm kéo dài, móng có thể trở nên yếu, dễ bong tróc và thay đổi màu sắc
Nếu móng chân bị viêm hoặc nhiễm nấm kéo dài, móng có thể trở nên yếu, dễ bong tróc và thay đổi màu sắc

Khi móng chân bị tím xuất hiện các tình trạng gì?

Tình trạng móng chân bị tím không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể là biểu hiện của tổn thương hoặc bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến thường đi kèm:

Màu móng chuyển từ hồng sang tím hoặc đen sẫm

Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất, cho thấy máu tụ dưới móng hoặc sự gián đoạn lưu thông máu. Tùy vào mức độ, màu móng có thể chuyển từ tím nhẹ đến đen đậm, thậm chí lan ra toàn bộ bề mặt móng theo thời gian.

Móng chân bị tím thường gây cảm giác đau nhức và khá khó chịu. 

Cơn đau có thể bất ngờ xuất hiện, đôi lúc là nhói buốt, đôi khi chỉ âm ỉ kéo dài. Đặc biệt, nếu trước đó có va chạm mạnh, bạn có thể cảm nhận cơn đau ngay tức thì. Ở một số người, cảm giác này có thể kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại và sinh hoạt hằng ngày.

Móng chân bị tím thường gây cảm giác đau nhức và khá khó chịu
Móng chân bị tím thường gây cảm giác đau nhức và khá khó chịu

Móng dễ bong tróc, nứt gãy

Khi móng bị tổn thương, cấu trúc móng trở nên yếu hơn. Điều này khiến móng dễ bong ra khỏi nền móng hoặc bị nứt, gãy, gây khó khăn trong sinh hoạt và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Sưng tấy, đỏ quanh móng

Móng chân có thể trở nên ấm nóng, hơi căng tức hoặc đau nhẹ khi chạm vào. Đây thường là biểu hiện của phản ứng viêm, có thể do va đập, nhiễm trùng hoặc thậm chí là cắt tỉa móng không đúng cách gây ra.

Nhiễm trùng hoặc thậm chí là cắt tỉa móng không đúng cách có thể làm móng chân bị tím
Nhiễm trùng hoặc thậm chí là cắt tỉa móng không đúng cách có thể làm móng chân bị tím

Có cảm giác tê hoặc lạnh ở ngón chân

Khi ngón chân bỗng dưng có cảm giác tê hoặc lạnh bất thường, rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy tuần hoàn máu tại khu vực này đang gặp trục trặc. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, các mô ở ngón chân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến tổn thương.

Cách phòng ngừa móng chân bị tím

Để bảo vệ sức khỏe móng chân và hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng móng chân bị tím, bạn có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây:

Mang giày vừa vặn

Bạn cần chọn đôi giày vừa vặn để đảm bảo sự êm ái và bảo vệ đôi chân khỏi chấn thương. Những đôi giày chật có thể gây áp lực lên các ngón, trong khi giày quá rộng lại khiến bàn chân không cố định, dễ bị trượt.

Cắt móng đúng cách

Bạn nên cắt móng chân theo đường thẳng ngang, tránh cắt quá sát vào phần da thịt hoặc làm sâu vào hai bên khóe móng.Việc cắt móng chân quá sát có thể làm tăng nguy cơ khiến móng bị bong, rách hoặc xuất hiện vết bầm máu dưới móng do tổn thương phần mô bên dưới.

Bạn nên cắt móng chân theo đường thẳng ngang, tránh cắt quá sát vào phần da thịt hoặc làm sâu vào hai bên khóe móng
Bạn nên cắt móng chân theo đường thẳng ngang, tránh cắt quá sát vào phần da thịt hoặc làm sâu vào hai bên khóe móng

Giữ vệ sinh móng chân

Việc làm sạch móng chân mỗi ngày, đặc biệt sau khi mang giày bít hoặc vận động khiến chân ra nhiều mồ hôi là điều cần thiết để giữ vệ sinh và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, bạn hãy lau khô móng chân trước khi mang giày dép tránh để nước tích tụ.

Chăm sóc móng định kỳ

Hãy chủ động quan sát móng chân định kỳ nhằm phát hiện sớm các biểu hiện bất thường như đổi màu, sưng tấy, tróc vảy hay cảm giác đau nhức. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương tiến triển nặng và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Xem thêm: Những cách chăm sóc móng chân tại nhà cực đơn giản

Hãy chủ động quan sát móng chân định kỳ nhằm phát hiện sớm các biểu hiện bất thường như đổi màu, sưng tấy
Hãy chủ động quan sát móng chân định kỳ nhằm phát hiện sớm các biểu hiện bất thường như đổi màu, sưng tấy

Phương pháp điều trị móng chân bị tím

Tùy vào mức độ tổn thương và nguyên nhân, một số cách xử lý móng chân bị tím phổ biến gồm:

  • Chườm lạnh nên được thực hiện trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị chấn thương, nhằm làm dịu vùng sưng tấy và hạn chế tình trạng tụ máu làm cho móng chân bị tím.
  • Nâng cao chân: Giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm áp lực vùng móng.
  • Trong trường hợp cơn đau kéo dài gây khó chịu, bạn có thể mua đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm. 
  • Khi móng chân bị tổn thương nặng và không thuyên giảm dù đã chăm sóc tại nhà, bạn cần chủ động đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Khi móng chân bị tổn thương nặng và không thuyên giảm dù đã chăm sóc tại nhà, bạn cần chủ động đến cơ sở y tế
Khi móng chân bị tổn thương nặng và không thuyên giảm dù đã chăm sóc tại nhà, bạn cần chủ động đến cơ sở y tế

Hướng dẫn chẩn đoán nguyên nhân móng chân bị tím

Nhằm xác định rõ nguyên nhân khiến móng chân chuyển sang màu tím, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều bước kiểm tra, từ khám lâm sàng đến các xét nghiệm chuyên sâu.  Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong quá trình thăm khám.

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ quan sát trực tiếp hình dạng móng, màu sắc, độ dày và bất kỳ dấu hiệu nào như sưng, tấy đỏ, tụ máu hay tổn thương mô mềm quanh móng. Việc khám lâm sàng giúp đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương.

Chụp X-Quang ngón chân

Trong trường hợp nghi ngờ xương bị gãy, nứt ở đầu ngón chân hoặc có tổn thương khớp do va chạm mạnh, bác sĩ thường chỉ định chụp X-quang để kiểm tra chính xác tình trạng bên trong. Phương pháp này hỗ trợ phát hiện những tổn thương ở xương mà bằng mắt thường không thể quan sát được.

Chụp X-quang để kiểm tra chính xác tình trạng bên trong ngón chân
Chụp X-quang để kiểm tra chính xác tình trạng bên trong ngón chân

Xét nghiệm cận lâm sàng

Trường hợp có dấu hiệu cho thấy móng chân tím có thể liên quan đến các bệnh lý nền như tiểu đường, rối loạn tuần hoàn, nhiễm trùng hoặc bệnh da liễu, bác sĩ sẽ cân nhắc yêu cầu một số xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân cụ thể.

  • Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra các chỉ số như đường huyết, mỡ máu (cholesterol) và dấu hiệu viêm trong cơ thể.
  • Siêu âm mạch là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, thường được bác sĩ sử dụng để theo dõi dòng chảy của máu đến các vùng chi dưới, bao gồm cả ngón chân.

Xem thêm: Cách chăm sóc móng chân bị hư phục hồi nhanh chóng

Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra các chỉ số như đường huyết, mỡ máu (cholesterol) và dấu hiệu viêm trong cơ thể
Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra các chỉ số như đường huyết, mỡ máu (cholesterol) và dấu hiệu viêm trong cơ thể

Câu hỏi mà bạn thường quan tâm nhất

Móng chân bị tím có tự hết không?

Trường hợp móng của bạn chấn thương nhẹ, ngoài da thì có thể tự hết sau một khoảng thời gian, còn nếu là do nguyên nhân bệnh lý hoặc nhiễm trùng thì nên đi thăm khám bác sĩ có chuyên môn.

Có nên tự rút máu tụ dưới móng?

Không nên, điều này tiềm ẩn các rủi ro rất cao như nhiễm trùng, tổn thương móng, đau nhức, biến chứng,…

Móng chân bị tím có mọc lại bình thường không?

Móng chân thường sẽ tự tái tạo và mọc lại sau vài tháng nếu được chữa trị đúng cách.

Móng chân thường sẽ tự tái tạo và mọc lại sau vài tháng nếu được chữa trị đúng cách
Móng chân thường sẽ tự tái tạo và mọc lại sau vài tháng nếu được chữa trị đúng cách

Nếu móng chân bị tím và đi kèm với dấu hiệu như đau nhức, sưng tấy hoặc tê bì, bạn không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao tình trạng này.Việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp bạn tránh được biến chứng không mong muốn. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe đôi chân mỗi ngày cùng Laykhoemongchan.com!