Nhặt da móng tay: Những sai lầm cần tránh

Bạn là một người kỹ tính? Bạn luôn quan tâm đến bộ móng của mình và thường xuyên nhặt da móng tay? Hành động nhặt da móng tay tưởng chừng như vô hại này nhưng lại có thể gây tổn thương cho móng và da nếu không cẩn thận. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết chúng ta cần lưu ý những gì để chăm sóc móng tay đúng cách!

Vì sao chúng ta cần nhặt da móng tay

Nhặt da móng tay là thao tác chúng ta loại bỏ những lớp da thừa, da chết bị khô cứng ở vùng xung quanh móng tay bằng các dụng cụ chuyên dụng như kềm nhặt da hoặc cây sủi đẩy da. Bạn có thể ra tiệm làm móng hoặc tự thực hiện việc này ở nhà, quá trình này thực hiện để giữ móng luôn sạch sẽ, khỏe mạnh và thẫm mỹ hơn. Bạn không nên nhặt da quá thường xuyên, vì việc này khiến da quanh móng mỏng và dễ bị tổn thương.

nhat da mong tay 1
Nhặt da móng tay an toàn tại nhà

Các lỗi nhặt da thường xuyên mắc phải: Cắt quá sát, cắt bị phạm phải thịt gây chảy máu, sưng tấy, mưng mủ, trong các trường hợp nặng có thể gây viêm nhiễm khóe móng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như uốn ván, hoại tử.

Những dụng cụ cần thiết để nhặt da móng tay

Ngoài việc đảm bảo cắt da đúng kỹ thuật, chúng ta cũng cần có những dụng cụ nhặt da móng tay cơ bản mọi người nên trang bị:

  • Kềm nhặt da
  • Kem làm mềm da
  • Que đẩy da
  • Bấm móng
  • Dũa móng
  • Bông gòn hoặc khăn sạch để vệ sinh
  • Kem dưỡng móng
bo dung cu nhat da mong tay
Bộ dụng cụ nhặt da móng tay bạn cần có

Hướng dẫn nhặt da móng tay đúng cách tại nhà

Các cơ sở làm đẹp uy tín đều có những quy chuẩn và phương pháp làm sạch, chăm sóc rõ ràng. Dưới đây là những cách nhặt da móng tay cơ bản, an toàn theo chuẩn các spa, salon mà bạn có thể làm theo để tiến hành cắt da tại nhà:

Bước 1: Làm mềm da tay để chuẩn bị

Để chuẩn bị vào bước cắt móng trực tiếp chúng ta cần làm mềm da trước khi cắt để giảm trình trạng da bị cứng gây cản trở khi cắt. Bạn cần chuẩn bị một chậu nước lạnh/ nước ấm và có thể cho thêm một xíu muối để sát khuẩn, tiến hành ngâm khoảng 5-10 phút để làm mềm. Sau đó, thoa một lớp kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho tay trong xuyên suốt quá trình nhặt da.

lam sach mong
Làm mềm móng bằng nước

Bước 2: Đẩy da thừa

Dùng que gỗ hoặc que sủi da nhẹ nhàng đẩy hết phần da chết ở hai bên khóe và xung quanh viền móng tay. Bạn cần thực hiện hành động này nhẹ nhàng, cẩn thận vì chỉ cần không chú ý là có thể gây tổn thương.

Đẩy da móng tay
Đẩy da móng tay chuẩn bị cho bước cắt da

Bước 3: Nhặt da

Sử dụng bấm móng để làm giảm độ dài móng để cắt da dễ dàng hơn. Tiếp đó dùng kềm cắt da để loại bỏ những lớp da thừa, lưu ý cần phải quan sát kỹ, dùng lực nhẹ và chậm rãi, không nên cắt quá sâu có thể gây chảy máu. Trong quá trình nhặt da bạn sử dụng song song một ít bông gòn hoặc bông tẩy trang để vệ sinh liên tục những mảnh da vụn và kem dưỡng ẩm còn sót lại.

 

Bước 4: Dưỡng móng

Khi đã cắt móng xong, bạn dùng dũa để tạo khối cho móng, không gây nhọn móng. Sau bước dũa này bạn chỉ cần lấy khăn ước lau đi các bụi móng khi dũa và thoa lên một lớp kem dưỡng là đã hoàn thành xong việc nhặt da móng tay an toàn, hiệu quả rồi đấy.

bước 4
Móng tay được nhặt da gọn, sạch sẽ

Lưu ý: Sau khi cắt móng xong bạn cần làm sạch bộ dụng cụ để tránh bị nhiễm khuẩn trước khi bỏ vào túi/ hộp bảo quản để giữ vệ sinh cho những lần nhặt da sau.

Những cách giải quyết rủi ro khi nhặt da

Nếu bạn chưa biết nhặt da như thế nào tại nhà bạn có thể xem các clip hướng dẫn trước và học theo hoặc ra những tiệm spa/ salon để làm sạch đúng cách.

Tóm lại, nhặt da móng tay là một loạt những thao tác cần thực hiện đúng kỹ thuật và tỉ mỉ. Bạn nên nhặt da móng tay định kỳ, tuy nhiên cần có tần suất hợp lý, thực hiện đúng các bước và chọn làm ở các cơ sở làm đẹp uy tín. Đồng thời, khi phát hiện các dấu hiệu khác thường như đau nhức, sưng tấy, mưng mủ khóe móng, gây nấm móng thì bạn nên ra hiệu thuốc để có thuốc bôi hoặc đến trạm y tế gần nhất để điều trị sớm tránh để lại hậu quả không đáng có.

Xem thêm: Cắt khóe chân tại nhà sai cách tiềm ẩn những nguy cơ gì