Viêm khóe móng tay, chân là tình trạng bất thường của móng. Các bệnh về tay, chân đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em và được các bậc phụ huynh quan tâm. Do đó, hôm nay Laykhoemongchan.com sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện khi trẻ bị viêm khóe móng tay, chân nhé!
Nguyên nhân trẻ bị viêm khóe móng tay
Bệnh viêm khóe móng tay (chân) xảy ra là do vi trùng hoặc nấm xâm nhập vào những tổn thương ở vùng da xung quanh móng, khiến khóe móng nhiễm trùng. Cụ thể, trẻ thường bị viêm khóe móng tay, chân là do các hoạt động sinh hoạt thường ngày như:
- Trẻ cắn hay xé làm móng bị xước măng rô.
- Trẻ thường mút ngón tay.
- Trẻ nghịch nước, chơi ở nơi ẩm ướt, nhất là vùng nước tù đọng như vũng nước mưa,…
- Trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh tay chân hoặc điều kiện vệ sinh kém.
- Bị lây truyền bệnh móng quặp từ người thân như bố, mẹ,…
- Cắt móng quá sát khiến da móng tay bên dưới lộ ra ngoài, dễ bị vi khuẩn xâm nhập
Xem thêm: Tại sao lấy khóe móng chân có mủ? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Triệu chứng viêm khóe móng tay ở trẻ
Các triệu chứng viêm khóe móng tay ở trẻ rất dễ nhận biết, chỉ cần phụ huynh quan sát một chút là sẽ nhận ra ngay:
- Cạnh móng tay của trẻ xuất hiện vùng da nhỏ bị tấy đỏ và sưng đau, sờ vào sẽ thấy mềm và hơi ấm.
- Khóe móng tay phồng rộp lên, thậm chí chứa dịch mủ.
- Móng tay bắt đầu bong móng.
- Bề mặt móng không còn mịn màng, dần xuất hiện các đốm trắng/ vàng.
- Móng không sáng bóng khỏe mạnh như bình thường.
- Móng tay trẻ có tình trạng chuyển màu thành vàng, nâu, xanh,… một cách bất thường.
- Vùng da quanh móng tay có thể bị ngứa, rát, sưng phồng tùy tình trạng.
- Nấm móng ăn mòn vào dưới móng, làm móng tay bị biến dạng, dày sừng và sần sùi.
Nếu tình trạng viêm khóe móng của trẻ không được điều trị nhanh chóng thì sẽ gây ra nhiễm trùng lan ra ngoài khu vực móng, khi đó bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán viêm khóe móng tay, chân ở trẻ
Bình thường, bác sĩ hay y tá có thể chẩn đoán mức độ viêm khóe móng tay, chân bằng cách nhìn vào khu vực bị nhiễm bệnh. Đôi khi trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ lấy mẫu của dịch mủ để tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm tìm ra loại vi khuẩn hoặc loại nấm nào gây ra nhiễm trùng.
Đã có trường hợp một bệnh nhân nhí được phụ huynh đưa đến bệnh viện trong khi khóe móng tay giữa sưng lên và có mưng mủ. Lúc này, chỗ bị mủ đã xẹp hơn (theo lời phụ huynh) và bác sĩ yêu cầu phụ huynh về nhà theo dõi thêm. Nhưng chưa tới 3 ngày sau, khóe móng tay lại sưng phồng lên, mủ cũng to hơn. Và khi đến khám lần nữa, bác sĩ đã kê thêm thuốc kháng sinh trong 5 ngày bên cạnh việc rửa ngón tay bằng nước muối sinh lý.
Thực tế, Laykhoemongchan.com xin giải thích rõ là viêm khóe móng tay hoặc chân có thể tự khỏi được, nhưng đôi khi do nhiều yếu tố mà sự sưng viêm sẽ trầm trọng hơn, và đó là lúc phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để chữa trị ngay để phòng ngừa bội nhiễm. Vì từ các vết loét, vết thương hở, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ, nhất là vi khuẩn tụ cầu vàng, điều này gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Có thể bạn quan tâm: Những cách chữa đau khóe móng tay đơn giản bạn nên biết
Tóm lại, viêm khóe móng tay, chân ở trẻ em cần đặc biệt lưu ý vì sức đề kháng của trẻ kém hơn so với người lớn. Bên cạnh đó, ý thức vệ sinh cơ thể của trẻ còn kém nên càng dễ bị viêm nhiễm, sưng viêm khóe móng tay và chân. Nếu bạn nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường về khóe móng thì hãy xem xét và tìm cách xử lý ngay để tránh bị bệnh về móng nhé!