Nấm móng là một vấn đề sức khỏe được nhiều người tìm hiểu vì gây mất tính thẩm mỹ cho móng, khiến người bệnh tự ti và gặp khó khăn trong sinh hoạt. Chính vì vậy, hãy cùng Laykhoemongchan.com tìm hiểu lý do thối khóe móng và các loại thuốc trị thối khóe móng chân nhé!
Nguyên nhân khóe móng chân bị thối
Nếu khóe móng chân của bạn bị thối thì khả năng cao là bạn đã bị nhiễm nấm móng. Đây là căn bệnh mà móng tay và móng chân bị các vi nấm xâm nhập khiến móng bị nhiễm trùng. Có nhiều loại vi nấm tác động xấu đến móng, trong đó có hai loại phổ biến nhất là nấm Dermatophytes và nấm Candida.
Để phòng ngừa bệnh nấm móng, trước hết bạn cần biết nguyên nhân dẫn đến bệnh và những thông tin như sau:
- Mọi người đều có khả năng bị nhiễm nấm móng, nhưng người cao tuổi sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn vì sức khỏe suy yếu, không kỹ tính trong vấn đề vệ sinh.
- Tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn hoặc nước chứa nhiều hóa chất cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm móng, ví dụ: đi bơi ở hồ bơi công cộng, chơi đùa ở vũng nước mưa tù đọng,…
- Người có điều kiện làm việc ẩm ướt, hầm bí dễ mắc các bệnh về da, trong đó có nhiễm nấm móng.
- Người thường xuyên ra mồ hôi chân, tay nhiều.
- Bệnh nhân tiểu đường, rối loạn mạch máu,… cũng là đối tượng dễ mắc nấm móng.
Biểu hiện khóe móng chân bị nấm
Ban đầu, bệnh nấm móng có triệu chứng không rõ ràng nên dễ bị nhiều người bệnh bỏ qua vì khó nhận ra. Càng về sau, các biểu hiện càng rõ hơn như móng có sự thay đổi rõ rệt về màu sắc, hình dạng và độ bóng. Bệnh nấm móng khó có thể tự khỏi và có thể lây lan sang các móng khỏe mạnh. Do đó, bạn nên tìm hiểu thêm về bệnh và hãy ghi nhớ những biểu hiện phổ biến nhất của bệnh nấm móng như sau:
- Móng có bề mặt xù xì, nhìn vào như có một lớp vảy nhỏ giống cám phủ lên trên.
- Móng xuất hiện những sọc dọc hay ngang và chúng không đều màu.
- Móng chuyển màu thành nâu đen hoặc vàng nhạt.
- Móng bị teo dần từ hai bên bờ móng đến phần chân.
- Móng dễ bị mủn, giòn, thậm chí là gãy. Bề mặt phía dưới của móng cũng có thể bị tổn thương và bong ra.
- Móng sưng đỏ, mưng mủ, có mùi hôi khó chịu
Phương pháp điều trị nấm móng tay hôi thối
Điều trị bằng thuốc trị thối khóe móng chân bôi ngoài da
Thành phần
Thường có các thành phần: Terbinafin, Ketoconazole, Exoderil, Canesten,…
Các hãng thuốc bôi phổ biến
Thuốc trị thối khóe móng chân Ciclopirox
Thuốc trị thối khóe móng chân bôi ngoài da Ciclopirox được các chuyên gia y tế hướng dẫn cẩn thận khi sử dụng cũng như được các y bác sĩ đánh giá cao về độ hiệu quả. Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh mang lại hiệu quả thật trong quá trình đối phó với căn bệnh nấm móng.
Thuốc trị nấm móng Terbinafine USL
Thuốc Terbinafine có thành phần chính là Terbinafine Hydrochloride. Đây là thành phần có tác dụng chống vi nấm. Nguyên lý hoạt động của thuốc là ức chế sterol của nấm – một thành phần quan trọng trong màng tế bào của vi nấm. Và nếu thành phần này suy giảm sẽ kéo theo màng tế bào của nấm cũng suy giảm. Vì vậy, thành phần Terbinafine là một allylamine có công dụng tiêu diệt nấm phổ rộng.
Giá giao động cho sản phẩm là từ 40 – 50k / tuýp.
Thuốc bôi trị thối khóe móng chân Nizoral
Thuốc trị thối khóe móng chân Nizoral là lạng kem lỏng và được cho là có hiệu quả đáng tin cậy. Thuốc không chỉ chuyên trị nấm móng chân, mà còn kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm trên da. Hiện tại, thuốc Nizoral đang được bày bán ở các hiệu thuốc Tây từ lớn đến nhỏ và cả trên các trang web bán hàng trực tuyến như: Shopee, Tiki, Lazada,…
Giá bán cho mỗi tuýp thuốc Nizoral trọng lượng 5g là 20.000 VND, một mức giá rất “mềm” phù hợp với mọi người.
Hướng dẫn sử dụng
Thuốc dùng để bôi trực tiếp lên phần móng bị tổn thương do nhiễm nấm, tần suất bôi 2 – 3 lần/ngày. Hãy nhớ rửa và cạo sạch vùng tổn thương trước khi thoa thuốc.
Điều trị bằng thuốc trị thối khóe móng chân dạng viên uống
Thành phần
Thuốc trị thối khóe móng chân dạng viên uống thường có thành phần là: Itraconazole, Fluconazole,…
Các hãng thuốc uống trị thối khóe móng phổ biến
Thuốc uống Fluconazole 150
Thuốc được nhiều khách hàng tin dùng vì họ cho biết nó đặc trị hiệu quả cho nấm Candida (nấm hạt men) – là một dạng phổ biến của nấm móng. Thuốc không chỉ giúp giảm đau tạm thời mà còn đặc biệt cần thiết cho những người trải qua quá trình hóa trị, xạ trị và ghép tủy.
Theo giá thị trường, thuốc Fluconazol hiện đang có giá khoảng 12.000 đồng/viên.
Viên thuốc trị thối khóe móng chân Itraconazole
Không chỉ hỗ trợ điều trị nấm chân mà thuốc Itraconazole còn có tác dụng với cả nấm Candida vùng âm đạo, nấm lang beng và nấm Candida miệng. Tuy nhiên, thuốc trị thối khóe móng chân này có tác dụng phụ cần lưu ý như: đau đầu, chóng mặt, táo bón,…
Hiện tại, thuốc được bán với giá dao động khoảng 16.000đ/ viên.
Hướng dẫn sử dụng
Mặc dù bên trong vỏ hộp thuốc đã có hướng dẫn sử dụng, nhưng tất cả các loại thuốc uống đều cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Cùng với đó là tiến hành xét nghiệm đánh giá chức năng gan.
Điều trị bằng biện pháp dân gian
Tỏi
Tỏi có chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng tốt trong việc trị nấm móng tay và chân. Nhất là chất Allicin giúp chống viêm, kháng khuẩn và ngăn chặn sự hoạt động của vi nấm. Để điều trị nấm móng tay, chân với tỏi, bạn có thể thực hiện như sau:
- Bóc vỏ rồi giã nhuyễn, đun sôi nấu trong 5 – 10 phút để tỏi ra hết chất.
- Sau đó tắt bếp và nhấc xuống để nguội. Dùng chính phần nước đó để ngâm chân hoặc chỉ ngâm phần móng bị nấm ít nhất 15 phút.
- Kiên trì làm như vậy 3 – 4 lần/tuần.
Lá trầu không
Lá trầu không rất hiệu quả cho việc trị nấm móng tay chân, vì có tính sát khuẩn cao và tiêu diệt vi nấm, hơn nữa còn giảm được mùi hôi khó chịu do bệnh nấm móng gây ra. Dưới đây, bạn có thể tham khảo cách điều trị nấm móng như sau:
- Rửa sạch lá trầu tươi và giã nhuyễn.
- Đun lá với nước sôi và một ít muối trong 5 – 10 phút.
- Đợi cho nước còn âm ấm rồi ngâm vùng móng bị nấm vào, kết hợp lấy bã lá chà nhẹ lên móng.
- Mỗi tuần làm 4 – 5 lần.
Dầu dừa
Dầu dừa không chỉ kích thích mọc tóc mà còn kích thích móng nhanh dài để thay thế móng cũ bị tổn thương. Vì trong dầu dừa giàu chất chống viêm, kháng khuẩn nên giúp phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm chân.
Tinh dầu tràm trà
Từ lâu, tràm trà được biết là tác dụng tuyệt vời trong kháng viêm, khử mùi. Chỉ cần dùng tinh dầu tràm trà 2 lần/ ngày thì tình trạng móng của bạn sẽ được cải thiện, lưu ý mỗi lần chỉ cần 2-3 giọt là đủ rồi nhé.
Nạp vào Biotin
Nạp vào Biotin để duy trì sự chắc khỏe của móng bằng các loại thực phẩm giàu Biotin như: gan, trứng, bơ, nấm, các loại hạt và đậu,… Ngoài ra bạn có thể dùng thêm các viên uống bổ sung Biotin từ 4-6 tháng để thấy rõ hiệu quả.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm rõ được nguyên nhân khiến khóe móng chân bị thối cũng như tìm được loại thuốc trị thối khóe móng chân phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, nếu tình trạng thối khóe móng của bạn ngày càng nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để có lộ trình điều trị đúng. Nếu có thắc mắc, bạn có thể liên hệ với Laykhoemongchan.com để nhận tư vấn nhé!
Có thể bạn quan tâm: