Chín mé là căn bệnh có thể gây ra mưng mủ và rất đau đớn cho người bệnh. Nhiều người vì để loại bỏ mủ ra khỏi móng tay, móng chân mà đã không ngần ngại tự nặn nó. Tuy nhiên, điều này có thực sự an toàn và hiệu quả hay không thì không ai biết cả. Nhiều ca bệnh biến chứng nặng do người bệnh tự ý nặn mủ chín mé đã xảy ra rất nhiều. Laykhoemongchan.com sẽ cung cấp tất tần tật thông tin về việc nặng mủ chín mé. Đồng thời hãy đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Chữa chín mé bằng mẹo có thực sự hiệu quả?”.
Các giai đoạn của căn bệnh chín mé
Chín mé là một trong những căn bệnh ngoài da thường gặp. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này chủ yếu là do vệ sinh kém khiến cho các vi khuẩn tụ cầu vàng và vi rút Herpes tích tụ. Chúng phát triển và lan rộng trong các kẽ móng tay, móng chân gây ra bệnh chín mé. Người bệnh cần chữa chín mé để có thể sinh hoạt bình thường và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Tùy vào tình trạng bệnh ở mỗi giai đoạn khác nhau mà các bác sĩ thành 3 thể đặc trưng đó là: Chín mé dưới da, chín mé nông và cuối cùng là chín mé sâu. Chín mé dù gây ra rất nhiều đau đớn cho bệnh nhân nhưng lại có cách chữa vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc người bệnh có thể thoải mái lựa chọn các cách thức chữa chín mé dân gian. Những mẹo này chưa được kiểm chứng và có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Với mỗi giai đoạn bệnh khác nhau sẽ có cách trị chín mé khác nhau. Cùng chúng tôi điểm qua 3 giai đoạn phát triển của bệnh:
- Giai đoạn 1: Diễn ra trong khoảng từ 1 đến 3 ngày bắt đầu từ lúc phát bệnh. Người bệnh sẽ có thể cảm nhận những điểm trên ngón tay, ngón chân có sự ngứa nhẹ, bị sung phồng lên và tấy đỏ. Đôi khi còn khó cử động vùng móng đó.
- Giai đoạn 2: Thời gian diễn ra giai đoạn này là từ ngày thứ tư đến ngày thứ 7 của bệnh. Lúc này, viêm nhiễm sẽ nặng hơn và lan rộng sang những vùng xung quanh. Cảm giác đau nhức rõ rệt hơn và bị sưng to hơn rất nhiều. Các cơn căng tức và đau buốt sẽ nhiều hơn và đau theo chu kỳ của mạch máu. Đôi khi một số người bệnh sẽ có biểu hiện sốt nhẹ trong nhiều ngày liền.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn tồi tệ đối với người bệnh. Mủ đã bắt đầu được hình thành và tích tụ tại các điểm sưng viêm. Vi khuẩn vào thời điểm này cũng phát triển mạnh mẽ. Nếu không chữa chín mé kịp thời thì các vi khuẩn này có khả năng cao sẽ xâm nhập vào xương và máu gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn.
Xem thêm: Chín mé có phải là bệnh không? Đâu là cách trị chín mé hiệu quả?
Có nên chữa chín mé bằng cách nặn mủ không?
Người bệnh bị chín mé mưng mủ là đã bị ở giai đoạn 3, giai đoạn bệnh đã ăn sâu vào bên trong nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Lúc này, nhiều người bệnh sẽ có cách chữa đó là tự nặn mủ chín mé tại nhà. Cách này được coi là mẹo dân gian được truyền từ rất lâu về trước. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích bạn chữa trị theo cách này. Thay vào đóm hãy đến cơ sở y tế uy tín để được chụp X – quang và thăm khám kỹ càng.
Tự ý lấy mủ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể bị nhiễm trùng khi chọc mủ mà xâm phạm đến các phần da thịt khác. Bên cạnh đó, cũng sẽ không đảm bảo vệ sinh, an toàn cũng sẽ dẫn đến những nguy cơ viêm nhiễm cao. Nếu các biến chững xảy ra trong quá trình chọc mủ chữa chín mé có thể dẫn đến liên cầu khuẩn di căn đến những vùng khác.
Mẹo chữa chín mé có thực sự hiệu quả?
Hiện nay, bên cạnh sự tiến bộ y học khi đã có nhiều phương pháp chữa trị chín mé hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người lại không đến các cơ sở y tế để chữa bệnh. Thay vào đó, họ lại tin tưởng vào những mẹo chữa bệnh dân gian. Một số hội, nhóm và các bài viết trên các blog, trang web đã chia sẻ các cách chữa trị được quảng cáo là hiệu quả và đơn giản. Trong đó, có 2 cách được sử dụng phổ biến đó là chữa trị bằn củ hành khô và kem đánh răng.
Xem thêm: Bệnh móng chọc thịt và nguyên nhân phải lấy khóe móng chân thường xuyên
Mẹo này được nhiều người cam kết trị khỏi 100% và mang lại nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào có thể chứng minh được điều đó. Theo nhiều người chia sẻ thì kem đánh răng và hành tây là 2 loại có khả năng kháng viêm kháng khuẩn nên có thể trị bệnh được. Tuy nhiên, đối với các loại vi khuẩn ký sinh sâu vào trong da thịt như tụ cầu vàng và Herpes thì là điều không thể.
Những mẹo chữa trị trên thường chỉ có tác dụng giảm đau, giảm sưng trong một khoảng thời gian nhất định do công dụng tạm thời mà thôi. Hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt điều trị dứt điểm căn bệnh này. Đôi lúc, việc bôi những chất không rõ nguồn gốc và không đảm bảo vệ sinh còn khiến vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn. Vậy nên theo Laykhoemongchan.com thì việc chữa chín mé bằng các mẹo dân gian thực sự không hiệu quả. Người bệnh nên đến cơ sở uy tín để điều trị thay vì tin tưởng một cách chữa không rõ nguồn gốc.
Kết luận
Trên đây là quan điểm của chúng tôi về việc lấy mủ khi bị chín mé và những mẹo trị bệnh chín mé hiện nay. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc chữa trị. Bạn tuyệt đối không nên tự ý can thiệp vào vết thương, thay vào đó hãy giao phó cho một cơ sở chuyên môn để trị dứt điểm.
Xem thêm: Địa chỉ lấy khóe móng chân ở Tp Hồ Chí Minh điều trị dứt điểm căn bệnh này